Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

GHI CHÚ VỀ CÁC QUẺ DỊCH / ĐẠO UYỂN HẠ 2021 (TẬP 38)

 

GHI CHÚ VỀ CÁC QUẺ DỊCH

LÊ ANH MINH

 

Kinh Dịch ban đầu là sách bói, về sau mới thành sách triết. Người xưa bói bằng mai rùa, xương thú, và cỏ thi (phệ ).

Bói bằng mai rùa hay xương thú, người ta giùi lỗ trên mai hay xương rồi nung nóng cho nứt rạn; sau đó căn cứ vết nứt mà bói. Vết nứt này thường có hình ⊢, nên chữ bốc viết là.

Bói bằng cỏ thi,([1]) người ta tách từng bó cỏ và đếm cọng (stalks) cỏ dư để ghi từng hào.




Gieo quẻ bằng cỏ thi: Ba lần tách bó cỏ và đếm cọng dư thì được một hào. Thao tác mười tám lần được sáu hào, thành một quẻ kép (trùng quái 重卦: hexagram). Khi được hào đầu tiên thì vạch lên mặt đất (hào sơ), thêm hào nữa thì viết chồng lên (hào nhị), v.v… Cho nên nguyên tắc vẽ quẻ là vạch hào từ dưới lên trên.

Chữ quái (quẻ) gồm chữ bốc (là bói) ở bên phải, và hai chữ thổ (là đất) chồng lên nhau ở bên trái là do cách lần lượt vạch hào chồng lên hào trên mặt đất.

1. Nguyên tắc vẽ quẻ và đọc tên quẻ

Nguyên tắc: Vẽ quẻ từ dưới lên, đọc tên từ trên xuống.

Vẽ từ dưới lên nên các hào tính ngược từ dưới lên: 1 (sơ), 2, 3, 4, 5, và 6 (thượng).

Đọc tên từ trên xuống nên khi nghe tên quẻ thì hình dung ra hình tượng của quẻ. Thí dụ:

Tên quẻ là Địa Trạch Lâm, thì trên là Địa (quẻ Khôn), dưới là Trạch (quẻ Đoài).

Tên quẻ là Hỏa Trạch Khuê, thì trên là Hỏa (quẻ Ly), dưới là Trạch (quẻ Đoài).

Tên quẻ là Trạch Hỏa Cách, thì trên là Trạch (quẻ Đoài), dưới là Hỏa (quẻ Ly).




Muốn hình dung ra hình tượng của quẻ kép thì cần nhớ hình tượng bát quái gồm tám quẻ đơn (đơn quái 單卦: trigram), mỗi quẻ ba hào. Khẩu quyết để dễ nhớ:

CÀN ba liền; KHÔN sáu khúc.

CHẤN chén ngửa.([2]) CẤN chén úp.([3])

KHẢM bụng đầy; LY ruột rỗng.

ĐOÀI hở trên; TỐN đứt dưới.

2. Bát Thuần 八純

Lấy từng quẻ đơn xếp lên chính nó và lần lượt chồng lên bảy quẻ khác, thì tạo ra sáu mươi bốn quẻ kép. Vì vẽ quẻ từ dưới lên, nên đơn quái bên dưới gọi là nội quái 內卦 (quẻ trong: inner trigram); đơn quái bên trên gọi là ngoại quái 外卦 (quẻ ngoài: outer trigram). Ngoại quái và nội quái là hai quẻ cấu thành (component trigrams) một quẻ kép. Khi nội quái và ngoại quái giống nhau, quẻ này gọi là quẻ Bát Thuần 八純. Có tám quẻ đơn nên có tám quẻ Bát Thuần (BT).




3. Giao (giao dịch 交易, giao tá 交借)

Đổi chỗ (hoán vị 換位) nội quái và ngoại quái một quẻ kép thì được một quẻ kép khác. Thí dụ, với quẻ Khuê thì hoán vị được quẻ Cách. Ta nói quẻ giao (giao quái 交卦) của Khuê là Cách; và ngược lại, quẻ giao của Cách là Khuê. Quẻ giao cũng gọi là quẻ giao dịch (giao dịch quái 交易卦), quẻ giao tá (giao tá quái 交借卦).




Như vậy, không kể tám quẻ bát thuần, năm mươi sáu quẻ còn lại chia thành hai mươi tám quẻ giao như sau:

1/ Thủy Lôi Truân (quẻ 3) giao « Lôi Thủy Giải (quẻ 40).

2/ Sơn Thủy Mông (4) « Thủy Sơn Kiển (39).

3/ Thủy Thiên Nhu (5) « Thiên Thủy Tụng (6).

4/ Địa Thủy Sư (7) « Thủy Địa Tỷ (8).

5/ Phong Thiên Tiểu Súc (9) « Thiên Phong Cấu (44).

6/ Thiên Trạch Lý (10) « Trạch Thiên Quải (43).

7/ Địa Thiên Thái (11) « Thiên Địa Bĩ (12).

8/ Thiên Hỏa Đồng Nhân (13) « Hỏa Thiên Đại Hữu (14).

9/ Địa Sơn Khiêm (15) « Sơn Địa Bác (23).

10/ Lôi Địa Dự (16) « Địa Lôi Phục (24).

11/ Trạch Lôi Tùy (17) « Lôi Trạch Quy Muội (54).

12/ Sơn Phong Cổ (18) « Phong Sơn Tiệm (53).

13/ Địa Trạch Lâm (19) « Trạch Địa Tụy (45).

14/ Phong Địa Quan (20) « Địa Phong Thăng (46).

15/ Hỏa Lôi Phệ Hạp (21) « Lôi Hỏa Phong (55).

16/ Sơn Hỏa Bí (22) « Hỏa Sơn Lữ (56).

17/ Thiên Lôi Vô Vọng (25) « Lôi Thiên Đại Tráng (34).

18/ Sơn Thiên Đại Súc (26) « Thiên Sơn Độn (33).

19/ Sơn Lôi Di (27) « Lôi Sơn Tiểu Quá (62).

20/ Trạch Phong Đại Quá (28) « Phong Trạch Trung Phu (61).

21/ Trạch Sơn Hàm (31) « Sơn Trạch Tổn (41).

22/ Lôi Phong Hằng (32) « Phong Lôi Ích (42).

23/ Hỏa Địa Tấn (35) « Địa Hỏa Minh Di (36).

24/ Phong Hỏa Gia Nhân (37) « Hỏa Phong Đỉnh (50).

25/ Hỏa Trạch Khuê (38) « Trạch Hỏa Cách (49).

26/ Trạch Thủy Khốn (47) « Thủy Trạch Tiết (60).

27/ Thủy Phong Tỉnh (48) « Phong Thủy Hoán (59).

28/ Thủy Hỏa Ký Tế (63) « Thủy Hỏa Vị Tế (64).

4. Hỗ quái 互卦

Bốn hào bên trong của quẻ kép (hào 2, 3, 4, 5) tạo ra hai quẻ giúp nhau gọi là hỗ quái (nuclear trigram). Hào 2, 3, 4 biến thành ngoại quái quẻ mới. Hào 3, 4, 5 biến thành nội quái của quẻ mới.

Thí dụ: Quẻ Địa Trạch Lâm cho hai hỗ quái là Chấn (hào 2, 3 4) làm ngoại quái và Khôn (hào 3, 4, 5) làm nội quái quẻ Lôi Địa Dự.




5. Bàng thông 旁通 (biến , thác )

Ngu Phiên 虞翻 (164-233) đời Tam Quốc đặt ra thuật ngữ bàng thông 旁通, căn cứ vào câu trong Văn Ngôn của quẻ Càn: Lục hào phát huy, bàng thông tình dã. 六爻發揮, 旁通 情也. (Sáu hào phát huy biến động, bàng thông tình lý sự vật). Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達 (574-648) đời Đường gọi bàng thôngbiến , Lai Tri Đức 來知德 (1525-1604) đời Minh gọi là thác .

Hai quẻ kép bàng thông với nhau khi một hào ở quẻ này là dương thì hào tương ứng ở quẻ kia là âm; ở quẻ này là âm thì ở quẻ kia là dương. Thí dụ: CànKhôn; Truân Đỉnh.

Tạp Quái 雜卦 (một trong Thập Dực 十翼) sắp xếp sáu mươi bốn quẻ Dịch theo từng cặp, cho thấy ba mươi hai cặp quẻ bàng thông ~ với nhau:

1/ Càn ~ Khôn; 2/ Truân ~ Đỉnh; 3/ Mông ~ Cách; 4/ Nhu ~ Tấn; 5/ Tụng ~ Minh Di; 6/ Sư ~ Đồng Nhân; 7/ Tỷ ~ Đại Hữu; 8/ Tiểu Súc ~ Dự; 9/ Lý ~ Khiêm; 10/ Thái ~ Bĩ; 11/ Tùy ~ Cổ; 12/ Lâm ~ Độn; 13/ Quan ~ Đại Tráng; 14/ Phệ Hạp ~ Tỉnh; 15/ Bí ~ Khốn; 16/ Bác ~ Quải; 17/ Phục ~ Cấu; 18/ Vô Vọng ~ Thăng; 19/ Đại Súc ~ Tụy;          20/ Di ~ Đại Quá; 21; Khảm ~ Ly; 22/ Hàm ~ Tổn; 23/ Hằng ~ Ích; 24/ Gia Nhân ~ Giải; 25; Khuê ~ Kiển; 26/ Chấn ~ Tốn; 27/ Cấn ~ Đoài; 28/ Tiệm ~ Quy Muội; 29/ Phong ~ Hoán; 30/ Lữ ~ Tiết; 31/ Trung Phu ~ Tiểu Quá; 32/ Ký Tế ~ Vị Tế;

6. Điên đảo 顛倒

Điên đảo (cũng gọi là phản đối 反對 hay phúc hay tống ), tức là xoay ngược quẻ lại 180o. Khổng Dĩnh Đạt gọi là phúc , Lai Tri Đức gọi là tống .

Tạp Quái sắp xếp các quẻ Dịch theo từng cặp, cho thấy tính chất điên đảo của từng cặp quẻ. Như quẻ Truân xoay ngược lại là quẻ Mông.

Khổng Dĩnh Đạt nói sáu mươi bốn quẻ tạo thành ba mươi hai cặp, nếu không phúc (điên đảo) thì biến (bàng thông). Có tất cả hai mươi tám cặp điên đảo:

1/ Truân ~ Mông; 2/ Nhu ~ Tụng; 3/ Sư ~ Tỷ; 4/ Tiểu Súc ~ Lý; 5/ Thái ~ Bĩ; 6/ Đồng Nhân ~ Đại Hữu; 7/ Khiêm ~ Dự; 8/ Tùy ~ Cổ; 9/ Lâm ~ Quan; 10/ Phệ Hạp ~ Bí; 11/ Bác ~ Phục; 12/ Vô Vọng ~ Đại Súc; 13/ Hàm ~ Hằng; 14/ Độn ~ Đại Tráng; 15/ Tấn ~ Minh Di; 16/ Gia Nhân ~ Khuê; 17/ Kiển ~ Giải; 18/ Tổn ~ Ích; 19/ Quải ~ Cấu; 20/ Tụy ~ Thăng; 21/ Khốn ~ Tỉnh; 22/ Cách ~ Đỉnh; 23/ Chấn ~ Cấn; 24/ Tiệm ~ Quy Muội; 25/ Phong ~ Lữ; 26/ Tốn ~ Đoài; 27/ Hoán ~ Tiết; 28/ Ký Tế ~ Vị Tế.

 6.1. Điên đảo bất dịch (điên đảo bất biến)

Tám quẻ Càn, Khôn, Di, Đại Quá, Khảm, Ly, Trung Phu, Tiểu Quá, dù có xoay ngược thì cũng vậy (gọi là bất dịch hay điên đảo bất biến), nhưng chúng chia thành bốn cặp bàng thông (hay biến, thác):

1/ Càn ~ Khôn; 2/ Di ~ Đại Quá; 3/ Khảm ~ Ly; 4/ Trung Phu ~ Tiểu Quá.

6.2. Vừa điên đảo vừa bàng thông

Ngoài ra ta cần chú ý tám quẻ chia thành bốn cặp vừa điên đảo (phúc) vừa bàng thông (biến):

1/ Thái ~ Bĩ; 2/ Tùy ~ Cổ; 3/ Tiệm ~ Quy Muội; 4/ Ký Tế ~ Vị Tế.

Nếu hai quẻ bàng thông với nhau thì hai quẻ điên đảo của chúng cũng bàng thông với nhau. Thí dụ: Truân bàng thông với Đỉnh; mà Truân điên đảo với Mông. Còn Đỉnh điên đảo với Cách. Do đó, Mông bàng thông với Cách.

Tức là: A bàng thông B.

A điên đảo C, và B điên đảo D.

Vậy, C bàng thông D.




TÓM TẮT

1. Nguyên tắc vẽ và đọc tên quẻ:

Vẽ quẻ từ dưới lên. Đọc tên từ trên xuống.

2. Bát thuần:

Quẻ có nội quái và ngoại quái giống nhau.

3. Giao:

Hai quẻ giao nhau khi nội quái và ngoại quái đổi chỗ.

4. Hỗ quái:

Hào 2, 3, 4, 5 của một quẻ kép tạo ra hai quẻ đơn giúp nhau. Hào 2, 3, 4 biến thành ngoại quái quẻ mới. Hào 3, 4, 5 biến thành nội quái của quẻ mới.

5. Bàng thông (biến, thác):

Hai quẻ kép bàng thông, khi hào dương ở quẻ này tương ứng hào âm quẻ kia, và ngược lại.

6. Điên đảo (phản đối, phúc, tống):

Hai quẻ điên đảo khi xoay quẻ này lại 180o thì ra quẻ kia.

7. Tám quẻ điên đảo bất biến:

Xoay một quẻ 180o thì quẻ vẫn vậy (không biến ra quẻ khác). Đó là: Càn; Khôn; Di; Đại Quá; Khảm; Ly; Trung Phu; Tiểu Quá. Chúng tạo thành bốn cặp bàng thông (hay biến, thác): 1/ Càn ~ Khôn; 2/ Di ~ Đại Quá; 3/ Khảm ~ Ly; 4/ Trung Phu ~ Tiểu Quá.

8. Bốn cặp vừa điên đảo vừa bàng thông:

1/ Thái ~ Bĩ; 2/ Tùy ~ Cổ; 3/ Tiệm ~ Quy Muội; 4/ Ký Tế ~ Vị Tế.

LÊ ANH MINH

 



([1]) Vì dùng cọng (stalks) cỏ thi để bói (divination) nên tiếng Anh dịch tên cách bói này là divination with yarrow stalks.

([2]) Chấn nhìn giống cái chén ngửa lên.

([3]) Cấn nhìn giống cái chén úp xuống.