ẤN TƯỢNG
HUỆ KHẢI
Sáng Thứ Sáu 05-3-2021, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô rời khỏi
sân bay Fiumicino (thủ đô Roma, nước Ý) để thực hiện chuyến tông du bốn ngày
đến thăm
Chuyến tông du Iraq của Đức Giáo Hoàng
có một sự kiện gieo cho tôi ấn tượng sâu sắc. Đó là buổi sáng Chủ Nhật 07-3-2021,
khi Đức Phan-xi-cô đặt chân đến Hosh al-Bieaa ở thành phố Mosul cách xa thủ đô
Baghdad 415 cây số theo đường bộ. Hosh al-Bieaa nghĩa là Quảng Trường Các Nhà
Thờ (Church Square) vì trước khi bị
quân khủng bố IS phá hủy trong mấy năm chiếm đóng (2014-2017), nơi đây từng có
bốn nhà thờ không cùng “hệ thống” (gồm nhà thờ Công Giáo theo nghi lễ Syria,
nhà thờ Chính Thống Giáo theo nghi lễ Armenia, nhà thờ Chính Thống Giáo theo
nghi lễ Syria, và nhà thờ Công Giáo theo nghi lễ Chaldea).([2])
Giữa những hoang tàn đổ nát tại Quảng
Trường Các Nhà Thờ, cùng với người dân bản địa, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện cho
tất cả nạn nhân chiến tranh ở Iraq và khắp cả Trung Đông. Trước khi cầu nguyện,
Đức Giáo Hoàng chia sẻ ý tưởng của Ngài, tập trung vào ba điểm chánh:
1/ Nếu
Thiên Chúa là Chúa sự sống – vì Ngài là thế – thì chúng ta sai lầm khi nhân
danh Ngài mà giết anh chị em mình. 2/ Nếu Thiên Chúa là Chúa hòa bình – vì Ngài
là thế – thì chúng ta sai lầm khi nhân danh Ngài mà gây loạn chiến tranh. 3/ Nếu Thiên Chúa là Chúa tình thương – vì Ngài là thế – thì chúng ta sai
lầm khi thù ghét anh chị em mình.([3])
Ba điểm chánh này rất gần gũi với lời dạy của
Đức Cao Đài Thượng Đế trong Bài Thương Yêu:
“Thầy [Thượng Đế] là cha của sự thương yêu. Do bởi sự thương
yêu mới tạo thành thế giới và sanh sản các con. Vậy các con sản xuất nơi sự
thương yêu, là cơ thể của sự thương yêu đó. Sự thương yêu là giềng bảo sanh của
càn khôn thế giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình, càn khôn an tịnh. Đặng
an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau. Không thù nghịch lẫn nhau mới không tàn
hại lẫn nhau. Không tàn hại nhau mới giữ bền sanh hóa. Kẻ nghịch của cơ sanh
hóa là Quỷ Vương, là tay diệt hóa. Cũng như có sống của Thầy ắt có chết của Quỷ
Vương. Quỷ Vương giục sự ghét mà tàn hại các con. Vì ghét nhau mà vạn loại mới
khi nhau. Vì ghét nhau mà vạn loại mới nghịch nhau, Vì ghét nhau vạn loại mới
tàn hại lẫn nhau, mà tàn hại lẫn nhau là cơ diệt thế.”
Sự gần gũi (hay tương đồng) giữa Công Giáo và Cao Đài nói riêng cũng như
các tôn giáo khác nói chung thật ra hãy còn rất nhiều, nhiều hơn hẳn những bề
ngoài dị biệt. Tuy nhiên, nếu những cơ man tương đồng ấy vẫn không được biết
tới thì con người dễ nảy sinh lòng thương đây mà ghét đó, trọng đạo này mà coi
rẻ đạo kia, để rồi gieo rắc độc tố chia rẽ dẫn đến chiến tranh, tàn hại lẫn
nhau như lịch sử cổ kim đã làm chứng quá nhiều. Do đó, ngày nay công cuộc đối
thoại giữa các tôn giáo càng trở nên cần thiết đến mức bức thiết để giúp các
tôn giáo cùng thấu hiểu nhau, thông cảm nhau mà sẵn sàng gắn bó, hợp tác chặt
chẽ nhằm chung sức chung lòng bảo vệ cuộc sống an bình vốn dĩ mỏng manh mà lại
còn phải chật vật đương đầu với trận đại dịch thảm khốc đang hoành hành khắp cả
thế gian hơn một năm nay.
HUỆ KHẢI
Nhiêu Lộc, 10-3-2021
([3]) 1/ If God is the
God of life – for so He is – then it is wrong for us to kill our brothers and
sisters in His Name. 2/ If God is the God of peace – for so He is – then it is
wrong for us to wage war in His Name. 3/ If God is the God of love – for so He
is – then it is wrong for us to hate our brothers and sisters.