Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Các địa chỉ liên lạc để thỉnh kinh sách ấn tống (kính biếu):


Bạc Liêu:
LÊ QUỐC VIỆT
0919434444
Cà Mau:
NGUYỄN HỒNG TỪ PHƯỚC
0916028939
Đà Nẵng:
Lễ Sanh TRẦN THANH TỪ
ĐỖ THỊ KẾT
NGUYỄN THỊ LANG
0912949657
0985780369
0905008999
Đồng Nai:
NGUYỄN VĂN ĐẠO
01693113723
Lâm Đồng:
NGUYỄN QUANG TÍN
0976505639
Long An:
PHẠM TRUNG QUỐC
0913780123
Quảng Nam
Giáo Hữu THƯỢNG THUẦN THANH
0905870081
Quảng Ngãi
Lễ Sanh NGUYỄN VĂN HIẾU
01287529557
Tây Nguyên
NGUYỄN SANH
0902573623
Tây Ninh:
NGUYỄN VĂN NGHĨA
0987524949
TpHCM:
MINH QUANG Trần Văn Quang
0913613653
Vĩnh Long:
LÊ THỊ HỮU
0969263264

ĐÔI LỜI THA THIẾT
Quý vị vui lòng KHÔNG photocopy, KHÔNG mua bán bất kỳ kinh sách nào do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo thực hiện. Trân trọng kính mời quý vị liên hệ các điểm phát hành trên đây để thỉnh các ấn phẩm chánh thức (kính biếu).

ĐĐVU 19 / ĐẾN VỚI NHAU

Có bạn phương xa đến, 
cũng chẳng vui ư? (Luận Ngữ 1:1)

THỨ HAI 04-7-2016 Thể theo thư mời ngày 21-6-2016 của đạo trưởng Phối Sư Thượng Hậu Thanh, Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, hiền hữu Huệ Khải, chủ biên Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo, đã dự đại lễ kỷ niệm sáu mươi năm thành lập Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài và Đại Hội Nhân Sinh lần V tại Trung Hưng Bửu Tòa (63 Hải Phòng, Đà Nẵng).
THỨ BA 05-7-2016 Rời Đà Nẵng từ sáng sớm, Giáo Sư Thượng Liêm Thanh, Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài đưa hiền hữu Huệ Khải về thăm lại thánh đường Quảng Tín (số 138 Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Nói thăm lại, bởi lần đầu là vào hạ tuần tháng 7 Canh Dần (tháng 8-2010), nhân dịp kỷ niệm bảy mươi lăm năm đưa đạo Cao Đài về Quảng Nam, và bốn mươi năm lạc thành thánh đường Quảng Tín. Hôm ấy, Cơ Quan Phổ Tế tổ chức buổi hội sách, giúp Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo có cơ hội gặp gỡ bạn đạo miền Trung.
Cùng đi có ba vị trong Đoàn Phổ Tế Lưu Động (hiền huynh Nguyễn Huệ Quang, Phó Đoàn 1; hiền huynh Nguyễn Thế Tuấn; hiền huynh Nguyễn Văn Tri), và quý hiền tỷ thuộc dòng tu Bảo Thọ.
Giáo Hữu Thượng Thuần Thanh là chức sắc trong Ban Đại Diện Hội Thánh tại tỉnh Quảng Nam, cùng quý chức sắc, chức việc thánh đường Quảng Tín đã nồng nhiệt tiếp đón đoàn. Trong buổi gặp gỡ này Thượng Giáo Sư Phạm Văn Liêm và hiền hữu Huệ Khải trò chuyện về công tác Phổ Tế với quý vị Trưởng, Phó Ban Phổ Tế của hai mươi mốt họ đạo tại tỉnh Quảng Nam, quý hiền huynh nhà tu Trí Huệ, quý hiền tỷ nhà tu Phước Huệ Đàn, một số nam nữ tín hữu sở tại… Dịp này, hiền hữu Huệ Khải trao gởi quý đồng đạo mấy dòng tâm tình:
Tròn hoa giáp mừng Cao Đài Truyền Giáo
Từ phương Nam tôi trở lại Tam Kỳ
Viếng thánh đường Quảng Tín dáng uy nghi
Thăm đồng đạo ngót sáu năm xa cách
Tháng Tám ấy người người vui hội sách
Buổi giao lưu ấn tống ấm lòng nhau
Tình linh sơn ai áo trắng đẹp màu
Dẫu sơ ngộ mà khác nào cố cựu
Nay tháng Bảy sum vầy bên đạo hữu
Chút sẻ chia gánh chữ nghĩa nhọc nhành
Bước chung đường Phổ Tế chị cùng anh
Để thánh giáo thấm nhuần đời tín chúng
Đạo Thầy sắp đủ trăm năm gầy dựng
Siết tay nhau ta kết dải tâm đồng
Dốc tuệ tài đem giáo lý phổ thông
Cho sứ mạng trung hưng này tròn vẹn
Bạn tôi ơi, ta hãy cùng ước hẹn!
Xế trưa, đoàn từ giã bạn đạo Tam Kỳ và về tới Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng) lúc 3 giờ chiều.
CHỦ NHẬT 17-7-2016 Lúc 8 giờ sáng, tại thánh thất Trung Minh (số 609-611 đường Bình Thới, quận 11, TpHCM), Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài trang trọng khai giảng Hạnh Đường hệ Hoằng Giáo khóa Một (niên khóa 2016-2018), có hai mươi ba nam nữ hạnh sinh ở hai miền Nam, Trung theo học. Nhân dịp này, Giáo Sư Thượng Văn Thanh (Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế, Trưởng Ban Quản Lý Hạnh Đường) mời hiền hữu Huệ Khải có câu chuyện nhỏ nhân lễ khai giảng. Sau đó, đạo trưởng Đại Bác (Chủ Trì Minh Lý Thánh Hội) và nữ tu Marie Thecla Trần Thị Giồng (dòng Đức Bà) đã phát biểu ý kiến, chia sẻ với quý anh chị hạnh sinh cảm nghĩ của hai nhà tu cũng là nhà giáo. Đạo trưởng Phối Sư Thượng Hậu Thanh vì lý do sức khỏe không thể quang lâm, nhưng đã có bức thư gởi đến Ban Quản Lý Hạnh Đường và các anh chị hạnh sinh; Giáo Sư Thượng Liêm Thanh (Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế) đã đọc tâm thư của đạo trưởng Thượng Phối Sư.
 THỨ TƯ 10-8-2016 Lúc 7.30 giờ tối, theo lời mời của Cơ Quan Phổ Tế Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, hiền hữu Huệ Khải đã có buổi trò chuyện với quý chức sắc, chức việc, nam nữ tín hữu họ đạo Vệ Long Trung (thôn Mỹ Hòa, xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi).
 THỨ NĂM 11-8-2016 Lúc 1.30 giờ chiều, theo lời mời của Cơ Quan Phổ Tế Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, hiền hữu Huệ Khải đã có buổi trò chuyện với gần một trăm ba mươi thanh thiếu niên Cao Đài tại Linh Tháp (thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Đây là chương trình Tâm Hạnh Sống Đạo do Cơ Quan Phổ Tế Hội Thánh tổ chức vào dịp Hè, hai năm một lần. Hội Thánh Truyền Giáo hiện nay có tổng cộng khoảng ba ngàn thanh thiếu niên Cao Đài được đoàn ngũ hóa dưới sự dìu dắt thường xuyên của các anh chị rất nhiệt tâm và giàu kinh nghiệm.
Buổi tối, tại Linh Tháp đã diễn ra đêm dâng hương, dâng hoa, và thắp nến tưởng niệm gần ba ngàn Thánh Tử Đạo. Đây là một thánh lễ rất trang trọng, gây ấn tượng sâu đậm trong tâm linh mọi người, nhất là thế hệ trẻ Cao Đài.
Hai bài nói chuyện của hiền hữu Huệ Khải trong chuyến đi Quảng Ngãi và câu chuyện nhân lễ khai giảng Hạnh Đường hệ Hoằng Giáo khóa Một tại thánh thất Trung Minh được kết tập trong quyển Giữ Lửa Cho Nhau (sắp ấn tống).
 THỨ SÁU 12-8-2016 Sau khi dự lễ tổng kết, bế mạc khóa Tâm Hạnh Sống Đạo, vào buổi trưa hiền hữu Huệ Khải đã tháp tùng quý chức sắc, chức việc Hội Thánh Truyền Giáo đi lên miền núi Tý Sé, xã Quế Lâm, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tại đây có một nhà bia lưu niệm thời chiến tranh Việt-Pháp vào cuối năm 1946, Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài đã đưa hơn tám ngàn chức sắc, chức việc, nam nữ tín hữu về miền núi Tý Sé khai hoang, tự túc để tu học, hành đạo.
VĂN UYỂN

ĐĐVU 19 / GIÓ BỐN PHƯƠNG

Gió muốn thổi đâu thì thổi. (GIOAN 3:8)

* Hiền huynh Vị Chân (ấp Mỹ Hòa 3, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TpHCM). Thư ngày 20-01-2016:
ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2011, quyển 36-1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo), trang 69, lời Thầy dạy như sau:
Coi thử xưa nay bậc Thánh Hiền
An vui nhờ bởi NHẪN HÒA KIÊN
Gương lành quý hóa TRƯƠNG CÔNG NGHỆ
Súc vật thương nhau quá ngọc tiền.
Trương Công Nghệ là ai? Câu thơ thứ tư nghĩa là gì?
Huệ Khải: Dưới triều nhà Đường (Trung Quốc) có ông Trương Công Nghệ 張公藝, người đất Vận Châu 鄆州. Ông bà con cháu họ Trương chín đời sống chung với nhau rất hòa thuận. Nghe tiếng lành, vua Cao Tông 高宗 (Lý Trị 李治, trị vì 649-683) bèn ghé nhà ông hỏi nhờ đâu mà đại gia tộc có thể chung sống hòa mục như vậy. Ông Trương Công Nghệ lấy giấy bút viết một trăm chữ Nhẫn rồi dâng lên vua. Cao Tông bèn ban cho ông một trái lê để xem ông xử trí ra sao. Ông Trương xắt vụn trái lê rồi bỏ vào thùng lớn đầy nước đem nấu sôi. Sau đó ông gọi tất cả mọi người lớn bé trong nhà đến, mỗi người húp một muỗng nước, gọi là chung hưởng đồng đều lộc vua ban.
Do tích trên mà người xưa ca tụng:
Trương Công Nghệ trăm phần nhẫn nhịn
Chín đời cùng xúm xít ở chung
Tiếng lành đồn thấu bệ rồng
Một nhà sum hiệp Cửu Trùng ban khen.
Cửu Trùng tức là vua Cao Tông. Lại nói, nhà ông Trương nuôi một trăm con chó. Đến bữa ăn, nếu thiếu một con thì cả đàn đều không ăn, cùng chờ đợi. Do tích này mà câu thánh thi Thầy dạy: Súc vật thương nhau quá ngọc tiền. (Ngọc là ngọc ngà, châu báu; tiền là tiền bạc. Quá ngọc tiền: Còn hơn cả tiền bạc ngọc châu.)
*
* Hiền huynh Vị Chân. Thư ngày 20-01-2016 (tiếp theo):
Xin Ban Ấn Tống giải đáp hai vấn đề khác biệt sau đây:
 1. ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (bản in 2011, trang 166, dòng 6-9), in như sau:
“Tam Thanh là CHƠN THANH (Thái Thanh), NGỌC THANH, và THƯỢNG THANH.
CHƠN THANH là nguơn khí của các con.
THƯỢNG THANH là nguơn thần.
NGỌC THANH là nguơn tinh.”
Trong PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI, in chung với hai quyển THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN và TÂN LUẬT năm 1972 tại nhà in Trung Tâm Giáo Hóa Thiếu Nhi Thủ Đức, trang 270, dòng 8­ (đếm từ dưới lên), ghi là:
“Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Thái là Thần.”
Nhưng CAO ĐÀI KHÁI YẾU của Đạt Đức (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2013, quyển 58-1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo), trang 42, dòng 8, in là:
Ngọc là Tinh; Thượng là Khí; Thái là Thần.”
2. ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO, bản in 2011, trang 228, dòng 1­ (đếm từ dưới lên), in như sau:
“Còn HOA, QUẢ, TRÀ là tam bửu của các con.”
Nhưng THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN, quyển I, ấn hành năm 1972, trang 44, in như sau:
“Rượu là Khí, / Bông là Tinh, / Trà là Thần.”
Ban Ấn Tống: Kính thưa hiền huynh, chúng tôi vô cùng khâm phục hiền huynh đọc kinh sách rất kỹ. Những câu hỏi của hiền huynh bấy lâu nay rất lý thú và bổ ích cho đồng đạo chúng ta. Thưa vâng, quả như hiền huynh đã nêu rõ, chúng tôi có thấy sự khác biệt giữa Đại Thừa Chơn Giáo (phái Chiếu Minh, tu vô vi, nội giáo tâm truyền) và kinh sách Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, cũng như của cụ Đạt Đức (Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài). Tuy nhiên, khi in lại Đại Thừa Chơn Giáo theo bản in song ngữ Việt-Pháp (năm Canh Dần, 1950) chúng tôi vẫn giữ đúng câu văn như bản in xưa.
Riêng câu “Còn HOA, QUẢ, TRÀ là tam bửu của các con” (bản in 1950, trang 436), được dịch ở trang 437 là Les FLEURS, les FRUITS, le THÉ constituent vos Trois Trésors (Tam Bửu).”
Xem tiếp tới trang 444 (bản in 1950), dòng 4-5­, lại thấy: Tinh, khí, thần, trong mình có đủ / HOA, QUẢ, TRÀ thể dụ tam quang”, và trang 445, dòng 4­, dịch HOA, QUẢ, TRÀ là Les FLEURS, les FRUITS, et le THÉ”.
Như vậy, không thể nào nghĩ rằng bản kinh 1950 đã in nhầm chữ QUẢ (fruits).
In lại câu hỏi của hiền huynh Vị Chân nơi đây, chúng tôi rất mong sẽ được các bậc cao minh chỉ giáo giúp cho.
*
* Hiền muội Nguyễn Hồng Từ Phước (Phụng Hiệp, Tân Thành, Cà Mau). E-mail ngày 19-5-2016:
Con nhận được sách ĐÔI ĐIỀU VỀ BÌNH GIẢNG THÁNH GIÁO rồi. Ước gì Cà Mau có ban chuyên nghiên cứu về giáo lý, bình giảng cho các thánh thất, thánh tịnh - Đó mới là phổ độ chúng sanh, đồng nghĩa với Nhất nguyện trong Ngũ Nguyện. Sách rất bổ ích. Con cảm ơn bác.
Huệ Khải: Cảm ơn hiền muội nhiều, vì những đồng cảm của người đọc ở nơi xa và lại còn chịu khó viết thư cho người viết. Ấn tống tập sách mỏng ĐÔI ĐIỀU VỀ BÌNH GIẢNG THÁNH GIÁO, tôi ước mong các tín hữu bạn đọc nhận thức rằng sách này chẳng phải chỉ dành riêng cho Đoàn Phổ Tế Lưu Động của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài; trái lại, nên xem đây là một nỗ lực đầy ý thức trách nhiệm đối với tiền đồ Đại Đạo, do đó cách làm của Hội Thánh Truyền Giáo nên được các cộng đồng Cao Đài khác quan tâm để rồi thử tìm cách áp dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể tại địa phương mình. Đạo Thầy gần một trăm tuổi mà việc phổ thông giáo lý cho tín đồ vẫn chưa được thực hiện rộng khắp, quả thật buồn tủi biết bao!
*
* Hiền huynh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp Ninh Thuận, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh). Ngày 28-6-2016:
Đệ vừa chuyển về Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách số tiền 800.000 đồng. Đây là công quả của các vị có phương danh như sau: . . . Đệ xin nhận thêm các sách sau đây: . . .
Đệ báo tin vui: Nhiều đạo hữu gởi lời cảm ơn, nhờ KINH SÁM HỐI MINH HỌA đã chuyển tâm được nhiều gia đình biết ăn chay, không sát sinh, vợ chồng hòa thuận, con cháu biết hiếu thảo và cung kính cha mẹ, ông bà. Đệ cũng rất vui.
Ban Ấn Tống: Thưa hiền huynh kính mến, từ tháng 9-2015 tới nay, thấm thoát đã chín tháng chúng ta có duyên biết nhau qua thư từ, điện thoại, và đặc biệt là kinh sách ấn tống. Tháng nào chúng tôi cũng vui mừng khi có dịp đóng gói thêm nhiều kinh sách để gởi về hiền huynh. Không quản ngại tuổi cao, hiền huynh đã cùng bửu quyến nhiệt tâm giới thiệu cho đạo hữu Tây Ninh tiếp cận kinh sách ấn tống một cách hiệu quả, khiến chúng tôi rất đỗi cảm kích. Nếu càng có thêm nhiều điểm phát hành kinh sách ấn tống cũng hành đạo tích cực như gia đình hiền huynh thì cánh tay ấn tống càng thêm nối dài, giáo lý Kỳ Ba càng được phổ thông rộng khắp, thì anh chị em nhà đạo chúng ta càng thêm hạnh phúc, như lời Đức Mẹ dạy vào dịp Trung Thu năm Bính Thìn: Lòng con sẵn có vui thầm / Dị đồng sai khác cũng tầm nguồn vui.
*
* Hiền tỷ Đào Thị Khiêm (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Thư ngày 03-7-2016:
Văn Uyển tập Hanh (số 18) năm Bính Thân, trang 7-9 có bài thánh thi MƯỜI KHUYÊN của Đức Lý, dạy tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 28-11 Kỷ Hợi (Chủ Nhật 27-12-1959). Văn Uyển tập Nguyên (số 1) năm Nhâm Thìn, trang 19-22 có bài thánh thi MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM của Thầy, trích trong Sấm Giảng Hunh Đo, trang 18-21, của Hội Thánh Nhị Giang, Tòa Thánh Bửu Sơn, núi Cấm, Tri Tôn, Châu Đốc (xuất bản trước 1975). Đạo Cao Đài vẫn xem mười hai là số huyền diệu của Thầy; tại sao hai bài thánh thi ấy không dùng số mười hai mà lại dùng số mười?
Huệ Khải: Thưa hiền tỷ, số mười không chỉ là một số đếm (mười ngày, mười năm...) mà còn được dùng với ý nghĩa đủ đầy tất cả, hoàn toàn trọn vẹn, hoàn hảo (perfect). ChHán nói thập thành 十成 , thập phần 十分 , thập toàn thập mỹ 十全十美 đều nghĩa là vẹn đủ cả mười, trọn vẹn, hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Hoa khai dĩ thập phần 花開已十分 nghĩa là hoa đã nở hết cả rồi, nở không còn búp nào nữa. Do đó, khi tả nhan sắc hai chị em Thúy Kiều và, Nguyễn Du (1766– 1820) bảo: Mai cốt cách tuyết tinh thần / Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vậy, Ơn Trên dạy mười khuyên, có nghĩa đó là những khuôn vàng thước ngọc hoàn hảo, trọn vẹn để giúp chúng ta tu học và hành đạo kết quả.
Ngoài hai trường hợp như hiền tỷ đã nêu, sau đây là ba trường hợp khác, trích trong Thánh Truyền Trung Hưng (của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài):
1. Tại thánh thất Minh Trung, Thứ Bảy 10-01-1959 (02-12 Mậu Tuất), Đại Đức Ngô Tiên (Ngô Minh Chiêu) dạy:
MỘT là tu cho người trông cậy
HAI là làm đời thấy kỉnh tin
Thân ta cẩn thận giữ gìn
Làm gương hướng đạo tỏ tình trắng trong
BA nên gắng đề phòng nội khảo
BỐN luôn luôn hoài bão thanh danh
Công tư cân nhắc cho rành
Phải là chí kỉnh chí thành ưu tư
NĂM cải tệ (1) sửa hư chừa lỗi
SÁU xét mình sám hối thường xuyên
Thiết tha bảo vệ pháp quyền
Hy sinh thân phận bảo giềng Thiên ân
BẢY nội bộ tinh thần tinh tiến
TÁM ngoại tình sự kiện đắn đo
Làm sao trọn vẹn thân trò
Thân trò là Đạo, Đạo trò là danh
CHÍN phải lo tu thành tâm pháp
MƯỜI khuyên nhau đóng góp tình thương
Pháp luân vận chuyển cho thường [1]([2])
Mối tình đồng đạo là phương đại đồng.
([1]) Cải tệ : Sửa chữa điều xấu, khuyết điểm, điều có hại.

([2]) Pháp luân thường chuyển 法輪常轉: Luôn quay bánh xe đạo pháp; siêng năng hành thiền.

2. Tại thánh thất Tịnh Quang, Thứ Năm 15-01-1959 (07-12 Mậu Tuất), Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy:
MỘT khuyên con kính thờ Đạo cả
HAI khuyên con xa bả trần tình
BA khuyên sớm tối sửa mình
BỐN khuyên quy giới vẹn gìn mà tu
NĂM khuyên phải công phu, công quả
SÁU khuyên thân hỷ xả độ mình
BẢY khuyên chí kỉnh chí thành
TÁM khuyên lễ độ nên hình trò Tiên
CHÍN khuyên giữ vẹn pháp quyền
MƯỜI khuyên đừng để Mẹ phiền không nên.
3. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, Thứ Ba 24-02-1959 (17-01 Kỷ Hợi), Đức Đông Phương Lão Tổ dạy:
MỘT khuyên nhớ giữ gìn trung chính
HAI khuyên tuân mệnh lệnh giáo quyền
Lúc nào lòng cũng Thiêng Liêng
Thông công nối lại bảo giềng độ sanh.
BA khuyên được công bình đúng đắn
BỐN khuyên lòng ngay thẳng hòa thân
Thương đời sớm tối ân cần
Hòa mình trong đám thiện dân dắt dìu.
NĂM khuyên giữ Thiên điều luật pháp
SÁU khuyên cho duy nhứt thánh hình
Nhớ câu Bồ Tát hữu tình
Chan đều sức sống đức tin kết liền.
BẢY khuyên phải bảo yên hàng ngũ
TÁM khuyên thường huấn dụ nhơn sanh
Xây nên thánh thể mạnh lành
Viếng thăm an ủi tình hình suốt thông.
CHÍN khuyên lo đại đồng sơ bộ
MƯỜI khuyên chung củng cố nội tình
Trước là xây dựng cho mình
Sau là hàn gắn bất bình hỏng hư.
*
* Hiền huynh Minh Duy (xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Thư ngày 09-7-2016:
Trong ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO, bản in 2011 của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống, trang 208, có câu: Dĩ gì miếng ngon, của quý mà hại lấy thần hồn. Xin vui lòng giải thích Dĩ gì nghĩa là chi?
Huệ Khải: Xin chân thành cảm ơn hiền huynh đã giúp chúng tôi phát hiện lỗi in sai đáng trách này. Bản in 1950 (trang 400, dòng 3) đã in đúng là Vĩ gì.
Hai chữ Vĩ / Dĩ giọng miền Nam đọc giống nhau, có lẽ bởi thế mà vị đạo hữu giúp chúng tôi gõ văn bản đã gõ sai và khi kiểm tra chúng tôi lại trót bỏ sót lỗi này. Vậy, xin hiền huynh (và quý đạo hữu bạn đọc) sửa lại cho đúng là Vĩ gì.
Trong ĐÔI ĐIỀU VỀ BÌNH GIẢNG THÁNH GIÁO (Nxb Tôn Giáo 2016, trang 40), tôi từng trình bày như sau:
“Tiếng Việt cổ (archaic) là những lời ăn tiếng nói hiện nay không còn thông dụng trong đời sống, do đó không được giải thích trong phần lớn các từ điển xuất bản sau này (khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở đi).
Đọc thánh giáo, nếu gặp những từ ngữ lạ, khó hiểu (nhưng không phải là từ Hán Việt), người giảng nên nghĩ tới tiếng Việt cổ. Bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (hai quyển) của Huình Tịnh Paulus Của (1834-1907), in tại Sài Gòn hai năm 1895 và 1896, có thể giúp người giảng tra cứu ý nghĩa một số tiếng Việt cổ.
Vĩ gì chính là từ Việt cổ. Paulus Của (quyển II, trang 551) giải thích sá chi. Sau đó, ông cho thí dụ: Vĩ chi: Sá chi, quản chi. Vậy chúng ta hiểu vĩ gì nghĩa là sá gì, sá chi, đáng gì đâu, có đáng chi...
Đại Thừa Chơn Giáo, bản in 1950, trang 401, dòng 4, dịch thoát vĩ gìa quoi bon...? (có ích gì...?, để làm gì...?).
Nhân đây, xin quý đạo hữu vui lòng sửa thêm các lỗi in sai trong ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (ấn bản 2011) như sau:
Lưu ý: 5­ nghĩa là dòng 5 đếm từ dưới lên.
Trang
Dòng
Đã in
Xin sửa là
7
14
trước phổ hóa
trước khoa phổ hóa
7
5­
người trở về
người quày trở về
8
2
hồ
mờ hồ
13
11­
tàng linh
tàn linh
17
6­
châu mày
chau mày
17
9­
lưu tràng
lưu tràn [truyền]
41
5­
quy quyên
quy nguyên
59
3­
cầu bảo
cầu bão
65
11­
tỷ ngũ hành
tỵ ngũ hành
74
4
lựa vèo
lựa dèo
90
3­
Dục lòng
Giục lòng
102
12­
giàu nghèo
nghèo giàu
117
3­
cháy biết hao
cháy biết bao
121
12­
Khó gay
Khổ gay
126
13
lui phù
lui bùa
128
13­
đồ ty thiếu
đồ ti thiếu
128
14­
Vãng trần
Vãng Trần
134
10­
lựa vèo
lựa dèo
159
2
tội quả
tội quá
163
11­
thì ít nữa cá ấy
thì cá ấy
163
12­
Ở nơi thủy mà muốn
Ít nữa muốn ở nơi thủy mà
164
14
quả tinh cầu
quả linh cầu
177
2­
bế tắc
tế tắc
183
5
đùa theo
vùa theo
187
11­
dương quang
dương quan
193
1
NHẬP ĐịNH
NHẬP ĐỊNH
194
10
lại một
lại một
195
12­
vạn bang
vạn ban
208
7­
gì miếng ngon
gì miếng ngon
213
3
Sao kêu vũ trụ
Sao kêu vũ trụ
227
6
ngã giả
ngã
229
3­
nào khó khác
nào khác
232
9
Phép tu biến
Phép biến hóa
249
10
trên cành
trên nhành
263
7­
nhọc nhằn
nhọc nhành [nhằn]
Giải thích một vài từ trong bảng đính chính trên đây:
dèo: Tình hình, tình thế; lựa dèo: Tùy theo hoàn cảnh. / đồ ti thiếu 徒卑少: Trẻ nhỏ hèn mọn. / vãng Trần 往陳: Đi qua nước Trần. / tội quá 罪過: Tội lỗi. / tế tắc 蔽塞: Che lấp. / vùa theo: Hùa theo, a dua theo. / dương quan 陽關 (yang pass, yang border): Cửa ải của dương khí, là ranh giới giữa tiên thiên và hậu thiên. Tinh (sperm) chưa lọt ra khỏi cửa ải này thì còn là dương tinh; đã lọt ra ngoài rồi thì là âm tinh, trược tinh. Người tu thiền giữ gìn dương tinh để “luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hoàn vô” (Đại Thừa Chơn Giáo). Người buông thả theo sắc dục (sex) thì thỏa thích cho tinh xuất ra ngoài qua nẻo dương quan. / vạn ban 萬般: Muôn hạng muôn loại, mọi thứ mọi điều.
*
* Văn Uyển kính gởi hiền huynh Lê Hữu Thành (họ đạo Trung Hòa, Dak Lak):
Ban Ấn Tống cảm tạ hiền huynh đã gởi cho xem tập di cảo thơ của tiền bối Ngọc Giáo Sư Mai Dinh (1920-1986). Trong tập thơ này chúng tôi thấy tiền bối Mai Dinh có chép lại bài thơ thất ngôn bát cú của tiền bối Giáo Sư CHƠN KHAI NGUYỄN QUANG CHÂU (1912-1955), cảm tác trong lúc bị giam giữ tại nhà lao Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Để góp thêm tài liệu cho trang sử đạo miền Trung, chúng tôi in lại nơi đây bài thơ của Giáo Sư Chơn Khai và bài họa lại của Giáo Sư Mai Dinh. Các giải thích từ ngữ do chúng tôi thêm vào.
HẬN LÒNG
Một mình nghĩ quẩn lại lo quanh
Thức chẳng an tâm, ngủ chẳng đành
Tưởng nợ giang sơn lòng thảm thiết
Nhớ ơn cúc dục (1) dạ buồn tanh
Xót tình cốt nhục sầu trăm ngả
Bận nghĩa chi lan (2) lệ suốt canh
Tri kỷ hằng mơ cơn gió bụi
Mảnh hồn trong trắng gởi đêm thanh.
Tiền bối Mai Dinh họa lại:
SÁ GÌ KHỔ NHỤC
Đường đời hiểm trở lắm eo quanh
Dù mấy khó khăn vẫn cũng đành
Tiến bước sá gì tuồng khổ nhục
Quên thân nào kể bả hôi tanh
Hy sinh vì Đạo vui muôn thuở
Dũng cảm thương đời mộng suốt canh
Luy tiết (3) càng thêm bền chí cả
An nhiên trổi khúc hát thanh thanh.
(1) cúc dục 鞠育: Nuôi nấng dạy dỗ; công ơn cha mẹ. (2) chi lan 芝蘭: Bạn bè tốt, ở gần được thơm lây. (3) luy tiết 縲絏 (累紲, 縲紲): Dây màu đen, thời xưa dùng để trói kẻ có tội; ám chỉ xiềng xích, tù ngục.
Nhân đây chúng tôi xin nói thêm: Căn cứ theo bản thảo Nhịp Chân Buổi Ấy Còn Vang Bây Giờ của Thượng Giáo Sư Phạm Văn Liêm: Vào năm Canh Dần (1950), tại nhà lao Nghĩa Hành, ngoài tiền bối Chơn Khai còn có tiền bối Trương Sư Xuyên (1924-1990)… Cũng may, bấy giờ nhà lao Nghĩa Hành đối xử với các tiền bối tử tế, cho ăn uống tạm đủ, việc lao động tương đối dễ dàng...
Kính thưa hiền huynh Lê Hữu Thành, về phần còn lại của di cảo thơ, sau này chúng tôi tùy theo điều kiện phù hợp sẽ trích đăng Văn Uyển.

Ban Ấn Tống kính chúc hiền huynh và gia đình an lạc.