MÙI MƯA
Nancy Miller chuyên viết những mẩu chuyện về con cái
và các cháu của chị. Năm 1999, chị viết “The Smell of Rain”, kể câu chuyện có thật về cháu ngoại chị là cô bé Danae
Blessing.
Đây là chuyện tôi nghe:
Trong cơn gió tháng Ba lạnh lẽo đang luồn qua thành
phố
Vào buổi chiều mưa rét mướt ngày 10 tháng 3 năm 1991,
các biến chứng phức tạp đã buộc bà mẹ mới mang thai được hai mươi bốn tuần phải
lên bàn mổ khẩn cấp. Bé gái Danae vì thế phải sớm chào đời bằng cách sanh mổ,
khi cháu mới dài nhỉnh hơn ba tấc và chỉ nặng già hơn bảy trăm gam.
Ai cũng biết bé gái sanh quá non thì nguy hiểm ra sao.
Những lời nhẹ nhàng của bác sĩ rơi xuống như bom tấn: “Tôi
không nghĩ cháu bé sẽ qua khỏi. Cơ hội sống sót đêm nay của bé chỉ có mười phần
trăm. Mà nếu như có phép mầu xảy ra, tương lai của bé có thể sẽ rất khắc nghiệt.”
Bác sĩ cố giữ giọng hết sức ân cần, tử tế, nhưng hai
vợ chồng vẫn không khỏi choáng váng trong khi lắng nghe bác sĩ mô tả những vấn
đề khốc liệt mà con gái họ có thể phải đối mặt nếu may ra bé sống sót.
Có thể bé sẽ không thể bước đi, nói chuyện, hoặc nhìn
thấy. Bé sẽ dễ mắc các bệnh thảm khốc khác, từ bại não đến thiểu năng trí tuệ,
vân vân.
Trong những giờ khắc u ám của sớm
mai, trong khi bé gái sơ sinh bấu víu vào sự sống bằng sợi chỉ mỏng manh, mẹ
cháu chập chờn với giấc ngủ do ảnh hưởng của thuốc. Nhưng chị kiên định rằng
con gái mình sẽ sống sót và trở thành một cô bé khỏe mạnh, hạnh phúc. Chồng chị
hoàn toàn tỉnh táo, biết rằng mình và vợ phải đối mặt với sự thật không thể
tránh khỏi.
Nghe chồng bảo rằng cần bàn về việc chôn cất bé thì chị
nói, giọng cương quyết: “Không, chuyện đó
sẽ không xảy ra. Không đời nào! Em không quan tâm bác sĩ nói gì. Con mình sẽ
không chết. Một ngày kia con mình sẽ khỏe lại và về nhà với mình.”
Dường như được tiếp thêm sức mạnh nhờ vào ý chí kiên
định của mẹ, cháu bé bấu víu vào sự sống qua từng giờ. Nhưng khi những ngày mưa
đầu mùa trôi qua, một nỗi đau đớn khác lại ập đến với hai vợ chồng. Vì hệ thần
kinh chưa phát triển hoàn toàn, bé nhạy cảm như một vết thương hở, đến nỗi ngay
cả một nụ hôn hoặc cái vuốt ve rất đỗi nhẹ nhàng cũng đủ làm cho bé khó chịu.
Bởi vậy, hai vợ chồng thậm chí không thể ôm ấp đứa con bé bỏng của mình. Tất cả
những gì anh chị có thể làm là cầu nguyện Chúa ở bên cạnh bé con quý báu của anh
chị trong khi bé đang chiến đấu để sinh tồn dưới ánh đèn cực tím.
Sau cùng, khi bé được hai tháng tuổi, anh chị có thể
bế con mình lần đầu tiên. Thêm hai tháng nữa, bé được ra viện về nhà đúng như
lời chị dự đoán, mặc dù các bác sĩ cảnh báo rằng cơ hội sống một đời bình
thường của bé hầu như không có.
Thế rồi năm năm sau, tuy nhỏ nhắn nhưng bé bạo dạn
với đôi mắt xám long lanh và lòng ham sống mãnh liệt. Bé không có bất kỳ dấu
hiệu nào cho thấy suy giảm tinh thần hoặc thể chất. Nhưng như vậy vẫn chưa phải
là kết thúc có hậu của câu chuyện này.
Vào một buổi chiều hè oi bức năm 1996 ở thành phố
Hít lấy một hơi khí trời và cảm nhận rằng một cơn dông
sắp ập tới, chị đáp: “Ờ, mùi mưa.”
Bé nhắm mắt lại và hỏi nữa: “Mẹ
ngửi thấy mùi gì không?”
Một lần nữa, chị đáp: “Mẹ
nghĩ mình sắp ướt rồi. Mùi mưa đó con.”
Bé lắc đầu, vỗ nhẹ lên vai gầy của bé và nói dõng
dạc: “Không phải. Đó là mùi của Chúa. Mùi của Chúa khi con ngả
đầu lên ngực Chúa.”
Đôi mắt chị nhòe nhoẹt nước mắt trong khi
bé hớn hở tuột xuống để chơi đùa với những trẻ khác trước khi cơn mưa ào đến.
Lời nói của bé khẳng định một điều mà chị và gia đình
chị cảm nhận từ lâu: Trong những ngày những đêm dài dằng dặc suốt hai tháng đầu
đời, khi hệ thần kinh của bé quá đỗi nhạy cảm nên không ai chạm được vào thân
thể bé, thì Chúa đã bế bé lên, cho bé ngả đầu vào ngực Chúa, và chính mùi hương
ấy bé vẫn ghi nhớ rõ ràng.
Nhiêu
Lộc, 12-4-2024
HUỆ
KHẢI
Báo CGvDT, số
2439,
tuần lễ từ 19-4
đến 25-4-2024