Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

CAODAISM’S PERSPECTIVE ON JOURNEYING TOGETHER FOR ENVIRONMENTAL CARE

 

                                                                        Ảnh: Đại Cơ Huờn (Minh Lý Thánh Hội)

CAODAISM’S PERSPECTIVE ON JOURNEYING TOGETHER FOR ENVIRONMENTAL CARE

Huệ Khải

Caodaism can well influence environmental care in several ways.

1. Shaping the internal moral foundation of each Caodaist

Caodaism’s teaching provides ethical principles that shape the moral foundation of its followers. Within the richness of its teaching, one can find numerous principles that guide its followers towards environmental care. Initially, these principles may seem like external commands, but as Caodaists internalise and smoothly apply them, these principles ultimately transform into each Caodaist’s internal moral foundation. Consequently, Caodaists develop a conscious and joyful, willing sense of responsibility towards environmental care, no longer perceiving it as an obligation or constraint. Then, even in the absence of external supervision, they still willingly refrain from harming the environment. It means that humans take care of the environment in a natural way. One of Caodai holy teachings elucidates this natural disposition as follows: If there is an action that is bad and against nature, no one would dare undertake it; this is not due to fear of sin, but because it goes against the inherent nature that humans have self-cultivated.” ([1])

For instance, by strictly adhering to the precept of non-killing and practising veganism, particularly perpetual veganism, Caodaism’s followers voluntarily refrain from harming animals. Caodaists also do not raise livestock or poultry for meat or commercial purposes. Animal agriculture is amongst major contributors to greenhouse gas emissions, deforestation, water pollution, and biodiversity loss.([2]) Thus, observing the precept of non-killing and practising veganism contributes significantly to environmental care.

2. Education to build awareness of environmental care

Caodaism can make a significant contribution to educating its followers about environmental issues and practising environmental care. This can be achieved by skillfully incorporating environmental care themes into religious sermons. For instance, Caodaism’s preachers can combine environmental care with religious sermons by quoting “Kinh Sám Hối” (Repentance Sutra, since 1925) as follows:

- Verse 387: “Dirty laundry should not be dumped into rivers,” which is aimed at prohibiting water pollution.

- Verse 214: “Acts of trapping birds with nets, poisoning fish, and deforestation [are sinful],” which is aimed at protecting ecosystems and biodiversity.

Some Caodai Holy Assemblies (Hội Thánh) have a tradition of organising group activities for teenagers from Caodaist families. These activities are held on Sundays at local Caodai institutions (thánh thất, i.e., holy houses) with teenagers grouped by age. If environmental care themes can skillfully and intentionally be combined with youth activities, one will provide an opportunity to guide these Caodaist teenagers in understanding and becoming familiar with environmental care practices. For instance, organising outdoor activities combined with tree care, drainage clearing, and waste cleanup, etc.

Encouraging Caodai teenagers to participate in waste cleanup activities, verses 126, 127, and 128 quoted from “Kinh Sám Hối (Repentance Sutra) can offer valuable guidance as follows:

Upon the path, if pointed nails, thorns, or spikes,

Or shards of bowls or bottles are within sight,

Swiftly pick them up, spare a thought for those behind.([3])

3. Connecting spirituality with nature

Caodai teaching emphasises the sacredness of nature and the inherent spiritual connection between humans and the natural world. This spiritual perspective holds immense value as it can foster a deep appreciation for the environment and motivate every Caodaist to protect it as an expression of reverence for the Creator’s creations.

靈光 (Macro Sacred Light). Consequently, God, humans, and all other natural creations share a common essence that is named linh quang 靈光 (the sacred light).

For instance, in Caodaism, the sutra titled Đại Thừa Chơn Giáo (The Mahayana True Teaching, since 1936) highlights that every “being” in nature (including minerals, plants, animals, and humans) is truly a tiểu linh quang 靈光 (micro sacred light) as they all emanate from God and God is the Đại Linh Quang


This interconnectedness is illustrated in The Mahayana True Teaching as above.

Since humans and all other creatures share the same essence of “sacred light” (linh quang), the three verses 207, 208, 209, 210 of “Repentance Sutra” (Kinh Sám Hối) advise Caodaists to refrain from harming other living creatures as well as plants, which significantly contributes to environmental care:

Varieties of birds in the sky as well as animals, insects, and plants on the ground intrinsically possess a spark of divinity.

Like humans, they all love their lives.

How can we have the heart to extinguish their species?

By recognising the intrinsic spiritual connection with nature, Caodaists can cultivate a profound sense of responsibility towards the environment and engage in preserving as well as maintaining the environmental sustainability. When spirituality is connected to nature, Caodaists are motivated to live in harmony with the natural world, practising stewardship rather than seeking to conquer it completely.

4. Lifestyle choices

Caodaism encourages its followers to live a simple, moderate life,([4]) and to be concerned with the well-being of others. This lifestyle can evolve into an eco-friendly lifestyle by reducing consumption, saving energy as well as water, and practising sustainable agriculture.([5])

5. Interfaith collaboration

Rather than working in isolation, religions should “journey together” to increase the effectiveness of environmental care on a broader scale. Bestowed in Saigon on 14 September 1970, two Caodai holy verses describe the positive impact of such collaboration as follows:

One hand cannot reach out far.

Many hands together can build the great harmony.

Interfaith collaboration in environmental care can also help to foster love, understanding, and mutual respect amongst religions, paving the way for broader cooperation in areas beyond environmental care. Thus, religious conflicts caused by misunderstandings can be gradually resolved.

In lieu of a conclusion

Overall, religions possess robust social networks and organisational structures. This advantage makes them well-positioned to disseminate environmental care messages to their vast number of followers and mobilise them to participate in initiatives for environmental care.

Truly, religions have the significant potential to contribute positively to environmental care by inspiring followers to recognise their common responsibility towards the earth and to take action to preserve and sustain its resources for future generations.

Furthermore, in many countries, religions can advocate for government policies that support environmental care efforts at local, national, and international levels. By speaking out on environmental issues, highly respected religious leaders can shape public opinion and influence policy. They can leverage their influence to champion environmental protection laws and sustainable development initiatives.

As stated by Caodaism, such actions exemplify not confining the Dao within churches, temples, or pagodas; or bringing the Dao into life, in short.

Dao is the Way, especially a long journey. The theme of today’s colloquium is “Journeying Together for Environmental Care,” implying that religions need dialogue to collaborate long-term on the challenging journey for the ideal of environmental care and ecological protection of our planet. Thus, Pope Francis’s encyclical Laudato Si’ (Chapter Five, 201) emphasises:

“The majority of people living on our planet profess to be believers. This should spur religions to dialogue among themselves for the sake of protecting nature (...). An open and respectful dialogue is also needed between the various ecological movements (...). The gravity of the ecological crisis demands that we all look to the common good, embarking on a path of dialogue which demands patience, self-discipline and generosity (...).”

Saigon, May 2024

Huệ Khải



([1]) Great Immortal Lê Văn Duyệt’s message, received during an evocation séance on Saturday midnight, 21 March 1970, at Văn Phòng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam (the Office of the Organ for Universalising Caodai Teaching in Vietnam), located in Saigon.

([2]) “What is Animal Agriculture & How Does It Affect Global Warming?” (https://thehumaneleague.org/article/animal-agriculture)

([3]) “(S)pare a thought for those behind in order to prevent them from being injured.

([4]) To encourage followers to live a simple and moderate life, the Caodaist holy message received during an evocation séance at Ngọc Minh Đài holy meditation house on 26 December 1966 quotes an ancient saying: Eating three meals a day, and sleeping on a two-meter-long bed at night.” 日食三餐, 夜眠七尺This quotation emphasises that the basic needs of humans (eating and sleeping) are actually very simple; therefore, we should not try to satisfy them excessively.

([5]) Sustainable agriculture is farming in such a way to protect the environment, make the best use of natural resources, especially nonrenewable ones such as oil, gas, and coal, etc.

MÓN QUÀ CHO KẺ XA NHÀ / Chuyện Tâm Linh 6

 


MÓN QUÀ CHO KẺ XA NHÀ

HUỆ KHẢI

Không chỉ là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất ở bang Tây Virginia (Hoa Kỳ), Jim Comstock (1911-1996) còn là diễn giả và nhà báo. Năm 1946, ông cùng Bronson McClung sáng lập tờ Nicholas County News Leader (Nguồn Tin Quận Nicholas); tuần báo này đình bản năm 1984). Năm 1957, ông ra mắt một tuần báo với cái tên hài hước như tính cách ông: West Virginia Hillbilly (Lão Nhà Quê Ở Tây Virginia). Tờ báo được bán lại cho người khác năm 1976 và nó đình bản vào cuối năm 2001. Trong sự nghiệp báo chí kéo dài nửa thế kỷ, Jim Comstock được trao tặng sáu bằng tiến sĩ danh dự. Ông và người vợ trước có ba người con: một trai, hai gái. Năm 1999 ông đăng báo hồi ức “A Farewell Gift” (Quà Chia Tay), kể lại kỷ niệm thời làm sinh viên và lúc làm cha một cô sinh viên.

Đây là chuyện tôi nghe:

*

Sau khi con gái làm xong thủ tục vào ở ký túc xá của trường đại học, hai vợ chồng anh trở về, lái xe vượt qua hai trăm bốn mươi cây số. Buổi tối, nằm trên giường, anh hồi tưởng lúc mình xa gia đình để vào đại học. Nhà có bốn anh em trai, anh là thằng út và là kẻ đầu tiên bước qua khỏi bậc trung học. Hôm ấy mẹ phải ở nhà canh chừng mấy con bò kẻo chúng phá phách ruộng bắp. Tiễn chân anh ra ngõ, mẹ khóc; anh cũng khóc. Bố đưa anh vào thành phố bằng chiếc xe vẫn dùng chở nông sản. Thùng xe phía sau trơ trọi cái rương anh mới mua nhờ món tiền công lãnh được từ những ngày hè đi gom cỏ khô giúp việc nông dân quanh vùng.

Khi hình ảnh ngôi nhà thân yêu lùi xa khuất khỏi tầm mắt, anh bắt đầu cảm thấy lo lắng và không khỏi sờ sợ. Bố cho xe chạy chậm và anh rất bằng lòng, vì chẳng muốn mau vào thành phố. Dọc đường, xe dừng bên một con suối. Hai bố con tìm chỗ mát ngồi ăn bánh xăng-uých được mẹ làm sẵn ở nhà.

Ngày con gái anh nhập học, mọi chuyện đều khác hẳn. Vợ chồng anh và con gái ghé vào một quán ăn sang trọng ven đường và gọi món gà rán. Sau khi con gái đã nhận phòng tại ký túc xá, anh chở vợ quay về.

Còn anh? Hồi đó bố không cho ở ký túc xá. Bố bảo anh gởi cái rương ở một trạm xăng. Sau khi tìm và thuê được phòng trọ rẻ tiền, anh sẽ trở lại lấy.

Đến thành phố, vẫn ngồi trên xe tải, anh bắt tay bố để từ giã. Bố im lặng, nhìn thẳng về phía trước. Một lúc sau, bố chậm rãi nói:

Bố không thể dặn dò con điều gì cả. Cũng như các anh con, bố chưa từng vào đại học. Bố không thể bảo con nên làm điều này hay đừng làm điều kia, bởi vì mọi thứ đều khác biệt và bố nào biết chuyện gì sẽ xảy ra. Bố cũng không có nhiều tiền để giúp con, nhưng bố nghĩ mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đó mà thôi.

Đưa cho anh một tập séc mới tinh, bố nói thêm:

Nếu khó khăn quá, con cứ viết séc chi trả khoản tiền nhỏ. Nhưng nhớ biên thư cho bố biết rõ là bao nhiêu. Ở nhà mình lúc nào cũng có thứ gì đó bán được.

Rồi bố cầm lấy quyển Kinh Thánh đã để sẵn cạnh chỗ ngồi. Nó cũ kỹ, vài chỗ sờn rách. Bao nhiêu năm qua bố luôn giở quyển Kinh thân thuộc này để tìm kiếm những lời khuyên minh triết dẫn dắt đời bố. Anh biết mình sẽ phải nhận lấy và chắc chắn bố sẽ rất nhớ nó.

Thay vì bảo anh phải đọc kinh mỗi buổi sáng, bố chỉ nói:

Nếu con đọc, có thể sẽ giúp con.

Anh không nhớ mình đã từng được giúp như thế nào, nhưng anh giỏi kiếm tiền. Anh tốt nghiệp đại học mà không hề là gánh nặng cho gia đình. Bằng đủ những việc xoay xở làm thêm một cách lương thiện, anh đã giải quyết được nhu cầu về tiền bạc. Suốt bốn năm đại học, tổng số tiền anh trả bằng séc chưa tới một ngàn đô la.

Lúc anh mang trả lại quyển Kinh Thánh, bố bảo:

Con cứ giữ lấy. Sẽ đến ngày đứa cháu nội đầu tiên của bố vào đại học, nhớ trao Kinh này cho nó.

Hồi sáng, dọc đường trở về nhà, vợ anh chợt nhìn thấy cái radio nhỏ và máy hát dĩa nằm chỏng chơ trên băng ghế sau. Con gái anh trót bỏ quên, không mang theo vào ký túc xá. Và anh cũng trót quên lời bố dặn khi xưa. Cuốn Kinh Thánh gia truyền ấy, lẽ ra thì ... Bây giờ muộn mất rồi!

Thời con gái anh khác hẳn thời của anh. Anh thành đạt còn bố thì không. Anh đã đặt chân đến nhiều nơi nhiều chốn, còn bố chỉ quanh quẩn với mảnh ruộng, cánh đồng. Anh hầu như có thể mua tặng con gái mọi thứ, nào phải chỉ là cái radio và máy hát dĩa kia để nghe nhạc cho khuây khỏa những lúc nhớ nhà. Còn bố chỉ có thể cho anh một quyển Kinh Thánh cũ kỹ, sờn mòn. Nhưng anh không chắc rằng mình đã có thể tặng con gái đúng những thứ thiết cần. Anh e rằng con gái mình chưa được lấy phân nửa những gì mà bố đã dành cho anh.

Sáng hôm sau, anh gói ghém kỹ quyển Kinh Thánh và gởi cho con qua đường bưu điện. Trong cái gói nho nhỏ đó anh kèm theo mảnh giấy, với dòng chữ nắn nót: Nếu con đọc, có thể sẽ giúp con.

Nhiêu Lộc, 19-5-2024

HUỆ KHẢI

Báo CGvDT số 2444

tuần lễ từ 24-5 đến 30-5-2024


Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

THIÊN THẦN ĐỒNG HƯƠNG / Chuyện Tâm Linh 5

 


THIÊN THẦN ĐỒNG HƯƠNG

HUỆ KHẢI

Năm 1999, trên tạp chí Woman’s World (Thế Giới Phụ Nữ), Steve Baal cho đăng bài “Ethel’s Irish Angel (Thiên Thần Xứ Ireland Của Ethel). Câu chuyện này khiến tôi nhớ lời một học giả phương Tây, sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu Kinh Dịch đã nói như phán: “Trên đời này không có sự ngẫu nhiên nào là ngẫu nhiên cả!”

*

Đây là chuyện tôi nghe:

Đêm đã muộn. Chị đang lái xe về nhà sau khi tan ca ở cửa hàng bách hóa. Đèn giao thông chuyển sang xanh, chị lái xe vào ngã tư. Ngay lúc ấy, một chiếc xe vượt đèn đỏ lao vút tới và tông thẳng vào bên hông xe chị.

Chị bị hất văng lên khỏi chỗ ngồi, đầu đập mạnh vào cửa kính và trong nháy mắt, mọi thứ trước mắt chị bỗng tối sầm lại.

Trên đường đến dự lễ cầu nguyện, một sinh viên thần học ba mươi tuổi đang lái xe phía sau chị. Tận mắt chứng kiến tai nạn, anh rùng mình, kêu lên thảng thốt:

Lạy Chúa!

Tấp xe lại, anh chạy vội về phía chiếc xe nát bét đã bị cú va chạm dữ dội ném sang bên kia đường.

Chiếc xe kia đã dừng lại giữa đường. Một cặp nam nữ mở cửa xe bước ra. Họ vô sự. Một người hét lớn:

Để tôi gọi cấp cứu!

Ngay lúc đó, chị mở mắt, và hoảng loạn. Chị bị ghim chặt xuống sàn xe, chân phải kẹt dưới bàn đạp thắng, chân trái nằm dưới gầm ghế. Những cơn đau dữ dội lan ra khắp cổ. Chị muốn hét lên nhưng không thốt ra được tiếng nào trong cơn đau đớn, đầu óc mụ mị. Rồi chị mơ hồ nghe một giọng nói, chừng như xa xôi:

Tôi tới đây!

Không mở được cửa chỗ người lái, anh sinh viên bèn kéo cánh cửa phía sau ra. Thò đầu vào trong xe, thấy chị bị ghim chặt xuống sàn, anh chết lặng vì sợ hãi. Mình phải đưa chị ấy ra ngoài. Anh vừa nghĩ vậy thì đột nhiên lời khuyên của người bạn làm y tá cứu hộ (paramedic) vang lên trong đầu: Không bao giờ di chuyển người bị thương!” Thế là buông thõng cánh tay xuống, anh trấn an nạn nhân:

Tôi đang ở sát bên cạnh chị. Đừng sợ nhé!

Trong xe tối om và chẳng thể ngoái đầu nên không thấy rõ mặt anh, nhưng chị nghe có thứ gì đó thân quen một giọng nói đậm chất Ireland của quê hương chị. Liền đó, chị rên rỉ:

Cổ tôi đau quá! Tôi phải cử động.

Không được! Lỡ cổ chị bị gãy thì sao?

Anh nghiêm giọng cản và thận trọng luồn một bàn tay xuống nâng đỡ đầu chị. Anh lo lắng theo dõi nhịp thở của chị đang chậm lại dần. Lời khuyên của người bạn làm y tá cứu hộ lại vang lên trong đầu: Không bao giờ để người bị thương mất ý thức! Nhắm mắt lại, anh cầu nguyện: Lạy Chúa, hãy ban cho con sức mạnh để giúp chị này.” Rồi anh gợi chuyện:

Chị tên gì?

Ethel.

Giọng chị yếu ớt nhưng đủ cho anh nhận ra chất giọng quê hương mình, nên hỏi tiếp:

Chị người ở đâu?

Belfast, Ireland.

Anh nói như reo lên, cốt giúp cho chị khỏi bi quan:

Mình là đồng bào! Tôi sinh ở Dublin.                                                                 

Cảm thấy an ủi, chị nghĩ: Anh này là một thiên thần Chúa sai đến cứu mình.

Để giữ cho chị khỏi hôn mê, anh tiếp tục trò chuyện:

Chị lập gia đình chưa?

Tôi có bốn trai và một gái. Hai đứa con trai làm cảnh sát.

Còn tôi là sinh viên thần học.

Anh giật mình vì một cảnh sát vỗ nhẹ vào vai anh. Khi các y tá cứu hộ vừa tới, viên cảnh sát cảnh báo:

Có lẽ chị ấy bị gãy cổ!

Khi được cứu ra khỏi chiếc xe và nhờ ánh đèn soi sáng, lần đầu tiên chị nhìn thấy gương mặt anh. Ánh mắt thật hiền! Chị nghĩ vậy trong lúc anh siết chặt tay chị thay cho lời từ giã.

Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định chị thật sự bị gãy cổ. Họ bảo:

Quả là kỳ diệu! Nếu chị cử động, dù chỉ một chút thôi, thì đã bị liệt hoặc mất mạng rồi.

Hai con trai làm cảnh sát đến thăm, chị kể cho con về chàng trai trẻ tốt bụng, vừa là ân nhân cứu mạng vừa là đồng hương Ireland. Hai anh em đưa mắt nhìn nhau, im lặng. Ân nhân cứu mạng ư? Họ ngạc nhiên vì trong báo cáo của cảnh sát không nhắc gì tới người này.

Phần anh sinh viên thần học thì không thôi nghĩ tới chị nên cũng tìm đến bệnh viện thăm, chỉ hơi chậm chân hơn hai con trai chị.

Nhác thấy anh bước vào phòng, chị tròn xoe mắt, reo lên:

Anh ấy kìa! Ôi, thiên thần đồng hương của tôi!

Con trai chị tiến tới bắt tay anh, xúc động:

Thì ra là anh!

Chị nói như giải thích:

Tôi kể lại chuyện được anh cứu giúp nhưng hai con tôi có vẻ không tin.

Anh nhũn nhặn đáp:

À, thật ra tôi nào có làm được chút gì đâu!

Có rất nhiều đấy! Anh đã cứu mạng mẹ chúng tôi!

Con trai chị xác quyết như thế và thuật cho anh nghe lời bác sĩ.

Bàng hoàng, anh sinh viên thần học buông mình ngồi phịch xuống ghế, thầm hỏi:

Lạy Chúa! Phải chăng Chúa đã sai con đến với chị ấy?

Nhiêu Lộc, 13-5-2024

HUỆ KHẢI

Báo CGvDT số 2443

tuần lễ từ 17-5 đến 23-5-2024


Thứ Năm, 9 tháng 5, 2024

MỘT LẦN TAO NGỘ / Chuyện Tâm Linh 4

 


MỘT LẦN TAO NGỘ

HUỆ KHẢI

kể theo Mia Watkins Dockter (Mỹ)

Sống ở Nam California, có bằng thạc sĩ quản trị, dạy học mười bảy năm, rồi bị ung thư, có một khối u não nghiêm trọng, lại thêm chứng đa xơ cứng (multiple sclerosis), nhưng Mia Watkins Dockter vẫn sống sót. Năm 1999, chị viết Beach Encounter”, kể lại môt sáng tao ngộ trên bãi biển.

Đây là chuyện tôi nghe:

Sau các lần ra vào bệnh viện để được cứu chữa, chị hồi phục và điều chỉnh sinh hoạt cho thích ứng những thay đổi mà bệnh tật tác động nhiều tới bản thân. Nhưng chồng chị thì không. Ngoài chứng trầm cảm, tính khí thất thường, anh còn có lần thô bạo đến mức chị bất tỉnh. Chị chưa hết choáng váng sau vụ ly hôn. Gia đình chị sao lại phải tan vỡ?!

Nhưng Chúa ban cho chị sức mạnh và giúp chị trụ vững. Chị cảm nhận Chúa đang đồng hành và không bao giờ bỏ rơi chị. Chúa biết tất cả những vết thương thể xác và tâm hồn của chị. Chúa ban cho chị bình an, đưa bước chị đến bãi biển gần nhà để chị thích thú dạo chơi như buổi sáng lành lạnh tháng Mười Một năm ấy, trong không gian yên ắng, vắng vẻ, ngoại trừ tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng và tiếng hải âu ré lên chói tai.

Từ xa, chị bắt gặp một anh chàng ngồi lặng lẽ trên cát, đăm đăm nhìn ra biển. Khi bước tới sau lưng anh, chị thấy đôi vai anh run rẩy theo tiếng khóc nức nở. Rõ ràng đang rất đớn đau. Liệu có nên dừng lại bắt chuyện với kẻ hoàn toàn xa lạ? Chị tiếp tục bước đi.

Tuy nhiên, tiếng khóc đau đớn kia có điều gì đó khiến chị quay gót. Anh vẫn đang nức nở và dường như không nhận ra chị vừa tới bên cạnh. Trạc bốn mươi tuổi, quần jean, áo thun, tóc ngắn, râu ria nhẵn nhụi. Không có vẻ là kẻ bất hảo. Chị rón rén ngồi xuống bên cạnh. Chẳng ai mở miệng. Một lúc sau chị dịu dàng hỏi: Anh ổn chứ? Tôi có thể giúp anh chút gì không?

Vẫn đăm đăm nhìn ra biển, rồi đột ngột anh nói: Tôi bị ung thư da ác tính (melanoma). Chân tôi sắp bị cưa.

Giật nảy mình, chị nín lặng. Lát sau, chị gợi chuyện bằng mấy câu hỏi chung chung, cốt cho anh bình tĩnh và lái tâm trí anh sang hướng khác. Anh tên John, độc thân. Thấy sợi dây cũ kỹ anh đeo trên cổ có thắt hình thánh giá, chị hỏi: Anh tìm được dây này ở đâu vậy?

Tôi tự làm hồi ở Việt Nam. Tôi và đồng đội nằm kín một cái hố. Tất cả đã chết, riêng tôi sống sót. Đối phương chưa rút đi nên tôi cứ nằm trong hố. Để khỏi sợ hãi, tôi gom những đoạn dây từ hành trang đồng đội và thắt thành sợi dây đeo cổ, thêm hình thánh giá. Vừa làm tôi vừa cầu nguyện. Tôi chưa bao giờ cởi ra.

“Anh có tin rằng lúc ấy Chúa nghe lời anh cầu nguyện?

Tôi không biết. Tôi thoát chết, nhưng ích gì! Bây giờ tôi mắc bệnh hiểm nghèo. Mấy ngàn người mất mạng trong cuộc chiến. Nếu Chúa tốt lành thì sao lại để cho những điều đó xảy ra?

Tận dụng vốn liếng hiểu biết từ Kinh Thánh, chị giải thích về thiện và ác, chiến tranh và bệnh tật một cách xuất thần. Vừa nói chị vừa cảm thấy lạ lùng khi chợt nhận ra tất cả không hề là lời lẽ của chị. Dường như Chúa nhân lành đang mượn miệng mồm chị để an ủi người cựu binh tuyệt vọng.

Chị dịu dàng gọi tên anh và khuyên nhủ: Anh đã trải qua rất nhiều khốn khó và đang còn phải giáp mặt nhiều hơn thế nữa. Anh cần có chỗ để nương tựa, để được thêm sức. Anh cần Chúa làm bạn. Anh hãy tin Chúa, và Chúa yêu anh. Chúa luôn ở bên anh. Chúa đã hy sinh trên thập giá để chúng ta được bình an và sống vĩnh hằng. Chúng ta cần sự bình an này để đi qua cõi đời.

Chị kể cho anh về những khốn khổ và bệnh tật mà chị đeo mang: Tôi không thể vượt qua tất cả nếu không có Chúa. Thậm chí hôm nay, khi dạo trên bãi biển, tôi cảm nhận rõ sự hiện diện và quyền năng của Chúa. Thiếu Chúa, tôi không bao giờ có thể sống sót. Nhìn đi, tôi vẫn đang sống và vẫn hy vọng. Anh cũng như vậy.

Hai người tiếp tục trò chuyện. Anh hỏi và chị trả lời. Những lượn sóng vẫn nhẹ nhàng vỗ vào bờ, và chị biết Chúa đang chuyển hóa tâm hồn anh. Sau cùng, chị hỏi anh có muốn cầu nguyện không. Thoáng lưỡng lự, nhưng anh gật đầu.

Chị hướng dẫn anh cầu nguyện, rồi cả hai bật khóc. Nhưng lần này ở anh không phải là nước mắt buồn đau mà là nước mắt thanh thản, an bình. Chị vô cùng xúc động, nhận ra anh đã thay đổi, và kinh ngạc vì Chúa đã mượn chị theo cách thức lạ lùng đến thế.

Chị ân cần dặn dò: “Anh sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Bây giờ anh là con của Chúa, và sẽ có một số chướng ngại trên con đường phía trước. Anh nên tìm một nhà thờ phù họp, kiếm một cuốn Kinh Thánh và bắt đầu đọc.” Và chị giới thiệu một nhà thờ không xa bãi biển.

Chị đứng lên. Lục túi xách không thấy danh thiếp, chị xé một mẩu giấy từ sổ tay, ghi số điện thoại, địa chỉ nhà, rồi đưa cho anh: Gọi cho tôi nhé! Chúng ta sẽ trò chuyện và tôi có thể tìm cho anh một quyển Kinh Thánh.

Rồi chị bước đi, nhưng chưa được bao xa thì anh bật dậy, đuổi theo. Đến bên chị, anh nói: “Chị ơi! Chị là thiên thần trên trời xuống.

Chị mỉm cười: Không, tôi có phải là thiên thần đâu!

Chị toan đi tiếp nhưng anh ngăn lại. Thong thả tháo sợi dây trên cổ ra, anh đưa cho chị: “Chị giữ nó nhé!

Nước mắt chợt đoanh tròng, chị biết mình không thể từ chối. Chị đón lấy và cẩn thận choàng vào cổ mình.

Về tới nhà, chị máng món quà của anh vào đèn bàn. Mỗi khi nhìn thấy, chị cầu nguyện và xin Chúa giữ cho anh an ổn trong Chúa.

Chị bặt tin anh. Mùa xuân năm sau, chị nhận được một phong thư không ghi địa chỉ người gởi. Bên trong là cánh thiệp nhỏ dán mẩu giấy xé từ sổ tay của chị với số điện thoại và địa chỉ nhà chị. Nét chữ của chị. Trên thiệp viết: John đã về bên Chúa.Chị bật khóc rồi gỡ sợi dây của anh ra khỏi đèn bàn, cất vào một chỗ.

Ba năm nữa trôi qua, vào tháng Mười Hai 1998, chị nhận được cánh thiệp Giáng Sinh không có địa chỉ người gởi. Bên trong là dòng chữ viết tay: Tôi mãi mãi biết ơn vì cuộc sống vĩnh hằng của con trai tôi. Tôi là mẹ John, và bây giờ tôi cũng đi nhà thờ, nơi con tôi từng đi.

*

Câu chuyện Mia Watkins Dockter kể lại khiến gợi nhớ bốn câu thơ của nữ sĩ người Mỹ là Julia Fletcher Carney (1823-1908):

Một chút lòng tốt

Ít lời yêu thương

Giúp đời hạnh phúc

Như cõi thiên đường.([1])

Nhiêu Lộc, 28-4-2024

Huệ Khải

Báo CGvDT số 2442, tuần lễ từ 10-5 đến 16-5-2024

 



([1]) Little deeds of kindness, / Little words of love, / Help to make earth happy / Like the heavens above.