Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

KHẢO DỊ KINH CỨU KHỔ

 KHẢO DỊ KINH CỨU KHỔ

HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH

Bản khắc gỗ của Minh Sư Đạo do Huệ Khai (Đào Thiên Niên) tặng Huệ Khải (Lê Anh Dũng) năm 2007 được chọn làm bản nền (BN). Như đã trình bày ở Mô Tả Các Bản Kinh Cứu Khổ, chúng tôi so sánh BN với bảy bản chữ Nho CBETA, 1727, 1830, 1851, 1905, 1928,1929.

1. BN: [Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Cứu Khổ Chơn Kinh]

Các bản khác: Không có câu này.

2. BN, 1929: [Nam mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát]

CBETA, 1727, 1830, 1851, 1905: [NamCứu Khổ Quan Thế Âm Bồ Tát]

1928: [NamCứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát]

3. BN, CBETA, 1727, 1830, 1905, 1928, 1929: [năng cứu trọng bịnh]

1851: [năng cứu chúng bịnh]

Ghi chú: Trọng bịnh nghĩa là bịnh nặng; chúng bịnh nghĩa là nhiều thứ bịnh.

4. BN, 1929: [năng cứu tam tai bá nạn khổ]

CBETA, 1905: [năng cứu thiên tai bá nạn khổ]

1727, 1830, 1851, 1928: [năng cứu bá nạn khổ]

Ghi chú: Tam tai bá nạn khổ nghĩa là “cái khổ của tam tai bá nạn”. Thiên tai bá nạn khổ nghĩa là “cái khổ của vô số tai nạn”. Bá nạn khổ nghĩa là “cái khổ của vô số nạn”.

5. BN, 1929: [Nhược nhơn]

CBETA, 1727, 1830, 1851, 1905, 1928: [Nhược hữu nhơn]

Ghi chú: Nhược nhơn nghĩa là “nếu ai”. Nhược hữu nhơn nghĩa là “nếu có ai”.

6. BN, CBETA, 1929: [tụng đắc nhứt thiên biến]

1727, 1830, 1905: [độc đắc nhứt thiên biến]

1851, 1928: [độc tụng nhứt thiên biến]

Ghi chú: Tụng đắc nghĩa là tụng được”; độc đắc nghĩa là “đọc được”.

7. BN, CBETA, 1929: [tụng đắc nhứt vạn biến]

1727, 1830, 1905: [độc đắc nhứt vạn biến]

1851, 1928: [độc tụng nhứt vạn biến]

8. BN, CBETA, 1905, 1929: [hiệp gia ly khổ nạn]

1727, 1830, 1851: [hạp gia ly khổ nạn]

1928: [toàn gia ly khổ nạn]

Ghi chú: Hiệp, hạp, toàn cùng có nghĩa là “tất cả”.

9. BN, CBETA, 1727, 1830, 1905, 1928, 1929: 使 [sử nhơn vô ác tâm]

1851: [hộ thử vô ác tâm]

Ghi chú: Sử nhơn vô ác tâm nghĩa “Xui khiến cho con người không có lòng ác”. Hộ thử vô ác tâm nghĩa là bảo vệ kẻ này không gặp kẻ có lòng ác.

10. BN, CBETA, 1727, 1830, 1905, 1928, 1929: [hồi thiện bồ tát]

1851: [huệ thiện bồ tát]

Ghi chú: Huệ thiện [huì shàn] và hồi thiện [huí shàn] đồng âm khác nghĩa.

11. BN, CBETA, 1928, 1905, 1929: [a nậu đại thiên vương]

1727, 1830, 1851: 阿 育 大 天 王 [A Dục đại thiên vương]

Ghi chú: Vua A Dục, tức Aśoka (khoảng 304-232 trước Công Nguyên), hết lòng ủng hộ đạo Phật ở Ấn Độ cổ đại.

12. BN, CBETA, 1905, 1929: [ma kheo ma kheo]

1727, 1830: [ma kheo ma kheo]

Ghi chú: viết thành (dị thể, đồng âm khâu, kheo, khưu).

1851, 1928: [ma hưu ma hưu]

Ghi chú: Ma hưu [mó xiū] và ma kheo [mó qiū] đọc gần như nhau.

13. BN, 1727, 1830, 1929: [tụng sự đắc hưu]

CBETA, 1851, 1905, 1928: [ sự đắc hưu]

Ghi chú: Tụng sự đắc hưu nghĩa là “việc kiện tụng được dứt”. Tư sự đắc hưu nghĩa là việc riêng tư được tốt lành”.

14. BN: [cứu hộ đệ tử nhứt thân ly khổ nạn]

1929: , [cứu độ đệ tử, nhứt thân ly khổ nạn]

CBETA, 1727, 1830, 1905, 1928: , [cứu hộ đệ tử thân, tất giai ly khổ nạn]

1851: [cứu hộ đệ tử, tất giai ly khổ nạn]

Ghi chú: Tất giai nghĩa là hết thảy đều.

15. BN: [tự ngôn Quan Thế Âm]

CBETA, 1727, 1830, 1851, 1905, 1928, 1929: [tự nhiên Quan Thế Âm]

16. BN, CBETA, 1830, 1905, 1929: [anh lạc]

1727, 1851, 1928: [anh lạc]

Ghi chú: dùng như nhau.

17. BN, 1727, 1830, 1851, 1928: [cần độc thiên vạn biến]

CBETA, 1905, 1929: [cần tụng thiên vạn biến]

18. BN, CBETA, 1905, 1929: [tai nạn tự nhiên đắc giải thoát]

1727, 1830, 1851: [gia tỏa tự nhiên đắc giải thoát]

Ghi chú: Gia tỏa nghĩa là gông cùm.

1928: [nhứt thiết tai ương tự nhiên đắc giải thoát]

19. BN, CBETA, 1727, 1830, 1905, 1928, 1929: [tức thuyết chơn ngôn viết]

1851: [tức thuyết chú viết]

Ghi chú: Chơn ngôn, chú, thần chú (dhāraṇī, mantra) đồng nghĩa.

20. BN, 1929: , , , , , , , . [Kim bà kim bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha la đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha.]

CBETA, 1727, 1830, 1905: , 陀 , 尼 , 菩 . [Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.]

1851: , 陀 , 尼 , 菩 . [Kim bà kim bà đế, đà la ni đế, ni ha la đế, bồ đề tát bà ha.]

1928: , 求 , , 尼 , 毘 , , , . [Kim ba kim ba đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha la đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chơn lăng càn đế, bồ đề tát bà ha.]

Ghi chú:

a. (bồ đề tát bà ha) nghĩa là mau chóng giác ngộ.

b. (tát bà ha), hay (ta bà ha), hay (tăng sa ha), là cách dịch âm chữ svāhā (Sanskrit). Đặt ở cuối câu chú, svāhā có nghĩa là “mau thành tựu”.

c. Thần chú nên đọc chứ không dịch nghĩa. Các chữ Nho khác nhau là do chuyển âm tiếng Phạn (Sanskrit).

Nhiêu Lộc, 12-9-2023

HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH