SO SÁNH KINH CỨU KHỔ ÂM HÁN VIỆT
HUỆ
KHẢI
Bổn đạo Cao Đài tụng Kinh Cứu Khổ theo âm Hán Việt.
Tuy nhiên, giữa các bản tụng này lại có sai khác. Chúng tôi đã sửa lại tất cả
các lỗi chánh tả trong các bản âm Hán Việt đã lưu hành trước khi so sánh và
trích dẫn như dưới đây.
I.
CÁC BẢN ÂM HÁN VIỆT ĐƯỢC CHỌN
Chúng tôi chọn hai bản tụng âm Hán Việt trích trong Kinh Tận Độ của Hội Thánh Truyền Giáo
Cao Đài như sau:
– Bản TG92:
Là bản Kinh Tận Độ, do Hội Thánh
Truyền Giáo Cao Đài in tại Xí Nghiệp In Tài Chính Quảng
– Bản TG95:
Là bản Kinh Tận Độ do Hội Thánh
Truyền Giáo Cao Đài in tại Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên – Huế, 1995 (tr.
144-145).
– Bản MS: Là
bản chữ Nho của Minh Sư, chúng tôi chuyển sang âm Hán Việt để tiện so sánh.
(Bản chữ Nho này do Huệ Khai Đào Thiên Niên tặng Huệ Khải năm 2007.)
II.
CÁC SAI KHÁC TRONG CÁC BẢN ÂM HÁN VIỆT
Khi so sánh, chúng tôi thấy có những khác biệt như
sau:
1. MS:
TG92/LXQ: Không có.
TG95:
TN36/TN90:
2. MS: Bá [bách] thiên vạn ức Phật 百 千 萬 億 佛
TG92: Bách thiên vạn ức Phật
TG95/LXQ29/TN36/TN90: Bá thiên vạn ức Phật
Ghi chú: Chữ 百 đọc bá hay bách.
3. MS: tam tai bá [bách] nạn 三 災 百 難
TG92: tam tai bách nạn
TG95/LXQ/TN36/TN90: tam tai bá nạn
Ghi chú: Chữ 百 đọc bá hay bách.
4. MS: Nhược
nhơn tụng đắc 若 人 誦 得
TG92/LXQ: Nhược nhơn tụng đắc
TG95/TN36/TN90: Nhược hữu nhơn tụng đắc
5. MS: linh [lịnh] nhơn thân 令 人 身
TG92/TN36/TN90: linh nhơn thân
TG95/LXQ: lịnh nhơn thân
Ghi chú: Chữ
令 đọc linh hay lịnh.
6. MS: chánh [chính] điện Bồ Tát 正 殿 菩 薩
TG92: chính điện Bồ Tát
TG95/LXQ/TN36/TN90: chánh điện Bồ Tát
Ghi chú: Chữ
正 đọc chánh hay chính.
7. MS: ngũ bá [bách] A La Hán 五 百 阿 羅 漢
TG92: ngũ bách A La
Hán
TG95/LXQ/TN90: ngũ bá A La Hán
Ghi chú: Chữ 百 đọc bá hay bách.
8. MS: Tự ngôn Quan Thế
Âm 自 言 觀 世 音
TG92/TG95/TN36/TN90: Tự ngôn Quan Thế
Âm
LXQ: Tự nhiên Quan
Thế Âm
9. MS: cần độc thiên vạn
biến 勤 讀 千 萬 遍
TG92/LXQ: cần độc thiên vạn
biến
TG95: cần độc bá thiên vạn biến
TN36/TN90: cần đọc thiên vạn
biến
Ghi chú: Chữ 讀 có âm Hán Việt là độc;
nghĩa Nôm là đọc. Hai bản của Tây
Ninh nên sửa lại là độc.
10. MS: tín thọ phụng
hành 信 受 奉 行
TG92: tín thọ phùng
hành
TG95/LXQ/TN36/TN90: tín thọ phụng
hành
Ghi chú: Chữ 奉 đọc là phụng; bản Truyền
Giáo 1992 in sai là phùng.
11. MS: Kim bà kim bà đế 金 婆 金 婆 帝
TG92/TG95/LXQ: Kim
bà kim bà đế
TN36/TN90: Kim
ba kim ba đế
Ghi chú: Chữ
婆 đọc là bà.
12. MS: tỳ [tì] lê nễ đế 毘 黎 你 帝
TG92: tỳ lê nễ đế
TG95: tỳ lê ni đế
LXQ: tì lê nễ đế
TN36/TN90: tì lê ni đế
Ghi chú: Chữ
毘 đọc là tỳ, cũng viết là tì.
Chữ 你 đọc
là nễ (âm Bắc Kinh đọc là nǐ, tương tự như nì trong tiếng Việt). Bản Truyền Giáo 1995, và hai bản của Tây Ninh
nên sửa lại là nễ.
13. MS: ta bà
ha 莎 婆 訶
TG92: bồ đề tát bà ha
TG95/LXQ/TN36/TN90: ta bà ha
14. MS/LXQ/TN36: Kết thúc ở ba chữ “ta bà ha” 莎 婆 訶; không kèm theo câu niệm
“
TG92/TG95:
TN90:
III. MẤY ĐỀ NGHỊ
1. Nên thống nhất hai câu mở
đầu bài kinh là “
1.1. Chiều ngày
10-9-2023, chúng tôi nhập câu “南 無 大 慈 大 悲 廣 大 靈 感 觀 世 音 菩 薩” [Nam mô Đại Từ
Đại Bi Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế
Âm Bồ Tát] vào công cụ tìm kiếm Google, thì trong 0,24
giây có ngay 3.820 kết quả. Khi nhập câu “南 無 大 慈 大 悲 廣 大 靈 觀 世 音 菩 薩” [Nam mô Đại Từ
Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ
Tát] vào công cụ tìm kiếm Google, thì trong 0,15
giây chỉ có được hai (2) kết quả.
Như vậy, chứng tỏ câu “Nam mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát” phổ biến
hơn.
Nói cách
khác, “Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát” và
“Cứu
Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” đều là hai
hồng danh của Đức Bồ Tát.
2. Đọc bá hay bách là do thói quen mỗi người; nhưng đọc bá thì dường như phổ biến hơn.
3. Cách đọc “Nhược
hữu nhơn tụng đắc” đã phổ biến trong cộng đồng Cao Đài; do đó,
có lẽ nên thống nhất đọc là “Nhược hữu nhơn tụng đắc”. Như đã so sánh
trong Khảo Dị Kinh Cứu Khổ, sáu bản CBETA, 1727, 1830, 1851, 1905, 1928 đều viết “Nhược hữu nhơn”; chỉ có bản MS và 1929 viết “Nhược
nhơn”.
4. Nên
thống nhất đọc là “Tự ngôn Quan Thế
Âm”.
5. Nên thống nhất
đọc là “cần độc thiên vạn biến”.
6. Nên thống nhất
đọc là “Kim bà kim bà đế”.
7. Nên thống nhất
đọc là “tỳ lê nễ đế”.
8. Nên thống nhất
đọc là “ta bà ha”.
9. Khi cúng tứ
thời, cuối bài “bửu cáo” xưng tán Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, chúng ta niệm hồng
danh Đức Nhiên Đăng Cổ Phật.
Cuối bài “bửu
cáo” xưng tán Đức Thái Thượng Đạo Tổ, chúng ta niệm hồng danh Đức Thái Thượng Đạo
Tổ.
Cuối bài “bửu
cáo” xưng tán Đức Khổng Thánh Tiên Sư, chúng ta niệm hồng danh Đức Khổng Thánh
Tiên Sư.
Vậy, khi kết
thúc bài Kinh Cứu Khổ, có lẽ nên thống nhất câu niệm là: “Nam
mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.”
Nhiêu Lộc, 09-9-2023
HUỆ KHẢI