ĐỐI CHIẾU KINH HÒA BÌNH CỦA CÔNG GIÁO
VỚI THÁNH GIÁO CAO ĐÀI
DIỆU NGUYÊN
Xưa
nay, các tôn giáo chân chính đều có một mục đích giống nhau là vạch cho con
người một con đường thoát khổ. Tùy theo không gian địa lý và văn hóa bản địa
của nơi xuất phát mỗi tôn giáo mà mỗi đấng giáo chủ kiến tạo nên một con đường
riêng để dẫn dắt cộng đồng dân chúng ở quê hương mình trước khi tôn giáo ấy có
thể dẫn dắt các dân tộc khác.
Các con đường hay các tôn giáo tuy có khác nhau,
nhưng rồi sẽ dẫn con người về một đích điểm chung. Vào nhiều thế kỷ trước Công
Nguyên, chân lý này được minh định trong Kinh
Dịch (Hệ Từ Hạ): “Đường tuy muôn nẻo, nhưng cũng về cùng một chỗ.” (Thiên hạ đồng
quy nhi thù đồ.)
Chân lý “đồng
quy nhi thù đồ” ngày
nay cũng là chủ trương “vạn
giáo đồng nguyên” hay “vạn giáo nhứt lý” của đạo
Cao Đài, thể hiện tinh thần hòa đồng tôn giáo.
Để góp
phần chứng minh rằng “vạn giáo nhứt lý”, có thể
đối chiếu Kinh Hòa Bình của Công Giáo
với Thánh giáo Cao Đài.
Kinh Hòa Bình (hay Lời Kinh Đơn Sơ) được cho là do Thánh Phan-xi-cô thành
Kinh Hòa Bình ảnh hưởng rất lớn
đối với những nhà hoạt động tôn giáo và chính trị. Mẹ Tê-rê-sa
Tại Việt Nam, năm 1960, một
chủng sinh Đại Chủng Viện mới 20 tuổi đã căn cứ theo bản dịch tiếng Việt của Đức
Giám Mục Phi-lip-phê Nguyễn Kim Điền soạn thành Thánh ca Kinh Hòa Bình bất hủ. Vị chủng sinh ấy sau này là linh mục nhạc sĩ
Phê-rô Nguyễn Kim Long. Kể từ năm 2011, với Hội Ngộ Liên Tôn Lần I tại Trung
Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận SG-Tp.HCM, liên tục cho tới nay, Kinh Hòa Bình mặc nhiên trở thành bản Thánh ca mang tính nghi thức
trước khi bế mạc sự kiện Liên Tôn ngày 27-10 hằng năm.
Lời Thánh ca Kinh Hòa Bình như
sau:
“Lạy Chúa từ nhân! Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi
người. Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu
thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh
chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu
trông cậy vào nơi thất vọng; để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui
đến chốn u sầu.
Lạy
Chúa, xin hãy dạy con tìm an ủi người hơn được người ủi an; tìm hiểu biết người
hơn được người hiểu biết; tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính
khi hiến thân là khi được nhận lãnh; chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản
thân; vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ; chính lúc chết đi là khi vui sống
muôn đời.
Ôi!
Thần Linh thánh ái, xin mở rộng lòng con; xin thương ban xuống những ai lòng đầy
thiện chí ơn an bình.”
Đối chiếu Thánh ca (KHB) dẫn
trên với Thánh giáo Cao Đài (CĐ) ta thấy nhiều tương đồng:
1. KHB: “Xin
cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.”
CĐ: “Thượng Đế không bảo chúng sinh làm những gì đem đến ích lợi riêng tư
cho Thượng Đế và các Đấng Trọn Lành; chỉ dạy bảo chúng sanh phải làm mọi việc
thích hợp đạo lý để phục vụ nhơn sanh hầu tạo cõi đời an lạc thái hòa, trong đó
có đạo đức tình thương giữa con người và con người đối xử với nhau cho phải đạo
để giúp cơ bảo tồn vạn loại cho hợp với đức háo sanh của Thượng Đế mà thôi.”
(Đức Đông Phương Chưởng Quản, Trúc Lâm Thiền Điện, 30-8-1969)
CĐ: “Nhớ rằng không phải hiến dâng cho Thượng Đế nhé! Thượng Đế không bảo ai
hiến dâng những gì cho Ngài. Ngài vì nguyên căn, vì nhân loại mà khai Đạo cứu rỗi,
dạy bảo con người phải hiến dâng cho nhau để tạo cảnh thiên đàng tại thế gian.”
(Đức Cao Triều Phát, Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 20-8-1969)
2. KHB: “Để
con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa
vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.”
CĐ: “Chỗ nào tối, người Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý thắp ngọn đuốc
sáng. Chỗ nào hầm hố chông gai, có người Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý
kiêu dũng đem đạo đức đến san bằng. Chỗ nào lạnh lùng băng giá, người Thanh Thiếu
Niên Phổ Thông Giáo Lý đem tình thương Thượng Đế đến sưởi hâm ấm áp. Chỗ nào
nóng bức, có người Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý đem tình nhân loại đến dập
tắt dịu dàng.” (Đức Cao Triều Phát, Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 08-02-1967)
3. KHB: “Vì
chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh.”
CĐ: “Các con lo cho đời, cho chúng sanh, nhân quần xã hội, đem lại nguồn an ủi
tinh thần cho họ, đem lại sự cơm no áo ấm, nhà ở, trường học, bịnh viện, v.v...
Đó là nguồn hạnh phúc cho họ, mà chính là hạnh phúc của các con đó, vẫn vĩnh cửu,
trường tồn, mưa không lạt, nắng không phai, trộm không cắp, cướp không giựt, lửa
không cháy, phong ba bão táp không hề hấn gì.” (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thánh
Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, 05-02-1965)
CĐ: “Con tu là để giúp đời / Giúp đời chính thị
giúp thời cho con.” (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Chơn
Lý Đàn, 28-02-1973)
4. KHB: “Vì
chính khi thứ tha là khi được tha thứ.”
CĐ: “Hằng ngày mình thường ước mong kẻ khác giúp
đỡ phương tiện sinh kế, nâng đỡ con cái học hành, để lời dịu ngọt đối xử với
mình, cùng mong Thượng Đế tha thứ tội lỗi và ban ơn cho mình. Hãy lấy tất cả sự
ấy ban bố và đối xử với kẻ khác.” (Đức
Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Thánh tịnh Ngọc Minh Đài,
03-3-1969)
CĐ: “Một khi biết cầu khẩn Đấng Chí Tôn tha thứ
lỗi lầm của mình, thì mình hãy thể theo lòng từ ái của Ngài để tha thứ anh em
chị em của mình tại thế gian, vì thế gian không phải là một cõi hoàn toàn thánh
thiện, nên lắm điều còn ô trược, tránh sao những vấp phải lỗi lầm hoặc nhiều
hay ít cũng vậy.” (Đức Đông Phương Chưởng Quản, Trúc Lâm Thiền
Điện, 18-8-1970)
5. KHB: “Chính
lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.”
CĐ: “Ráng tu cho vẹn đạo làm người / Tự độ, độ
tha khắp mọi nơi / Hiện kiếp cho ra người đức hạnh / Vị lai kiếp sẽ ngự cung Trời.” (Đức
Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, 26-8-1972)
CĐ: “Hỡi con trẻ lo âu vun quén / Kíp lo tu, đừng
hẹn nay mai / Đạo đời cùng gánh hai vai / Dầu cho có thác, ngày mai đi về.” (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thánh tịnh
Kim Thành Long, 22-3-1973)
“Ngày
mai đi về” tức là khi chết thì con người sẽ trở về một nơi chốn mà người đạo
Cao Đài gọi là “cõi thiêng liêng hằng sống”, và Kinh Hòa Bình gọi là nơi “vui sống
muôn đời”.
DIỆU
NGUYÊN
Tuần báo Công Giáo Và
Dân Tộc, số 2447
tuần lễ
từ 14-6 đến 20-6-2O24