GIÓ BỐN PHƯƠNG -- tập Hai
(đang soạn)
trùng quang; trùng quan
Trong một thánh giáo ban
cho tại Ngọc Kinh Thánh Tòa (Hội Thánh Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý) nhân dịp
Trung Thu năm Nhâm Dần (1962), Đức Mẹ than: “Hỡi
ôi! Tâm trí con ta chẳng những bất đồng, mà tư tưởng lại cách xa vạn dặm trùng quang! Con như thế ấy, hành đạo biết chừng nào đi
đến nơi thành tựu!” Tệ muội phân
vân, không biết bản cũ ghi là “trùng quang” có đúng không? Hay nên sửa là
“trùng quan” mới đúng?
– ĐT. Bích Vân (Mong Thọ, Kiên Giang). Tin nhắn ngày 16-9-2024.
Huệ Khải phúc đáp:
Hiền tỷ có phải là cô
giáo dạy văn không mà đặt câu hỏi tinh tế đến thế! Trước hết, ta thử tìm hiểu ý
nghĩa “trùng quang” và “trùng quan”.
1. Trùng quang 重光 nghĩa đen là “tái thứ kiến đáo quang minh” 再次見到光明 (thấy lại ánh sáng lần nữa: seeing the light once more); nghĩa bóng là “quang phục” 光復 tức là “khôi phục
nguyên hữu đích lãnh thổ” 恢复原有的領土 (khôi phục [lấy lại] lãnh thổ của
mình lúc trước: recovering one’s original or former territory).
1.1. Do “trùng quang” có nghĩa là “lấy lại được đất nước đã mất” nên nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940)
khi xưa sáng tác tiểu thuyết Trùng Quang Tâm
Sử 重光心史 (tạm dịch là: Sử Lòng Phục Quốc) lấy bối cảnh nước Nam
bị quân Minh đô hộ (đầu thế kỷ 15), với mục đích truyền bá tư tưởng yêu nước,
kêu gọi đồng bào chống thực dân Pháp, giành lại độc lập.
1.2. Bởi vì “trùng quang” đồng nghĩa với “quang phục” nên năm 1912,
nhà cách mạng Phan Bội Châu đã thành lập một tổ chức lấy danh xưng là “Việt Nam Quang Phục Hội” 越南光 復會, với mục đích quy tụ đồng
bào yêu nước đánh đuổi người Pháp, khôi phục lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Nói thêm, chí sĩ Phan Bội Châu một đời xả thân vì quốc gia,
dân tộc Việt
1.4. Xét ý nghĩa như nói trên, hai chữ “trùng quang” không phù hợp
ngữ cảnh câu thánh ngôn Đức Mẹ dạy khi xưa.
2. Trùng quan 重關 gồm “quan” và “trùng” ghép lại.
2.1. “Quan” là cửa ải, biên ải giáp ranh nước khác (frontier pass). Chúng ta có ải Nam Quan 南關, tức là ải của nước
2.2. “Trùng” là nhiều lần; chồng chất; nhiều từng (tầng); lớp lớp.
Do đó, “ trùng ba” 重波 là nhiều lượn sóng. Nói về cảnh khổ cõi đời trần tục này, kinh
sách có câu “khổ hải vạn trùng ba” 苦海萬重波 (biển khổ vô vàn lượn sóng).
Cũng thế, “trùng san” 重山 là nhiều dãy núi. Vương An Thạch 王安石 (1021-1086) có câu thơ: “Chung San chỉ cách sổ trùng san” 鍾山只隔數重山 (Núi Chung chỉ cách mấy lớp
núi.)
2.3. Xét các nghĩa như trên, suy ra “trùng quan” 重關 nghĩa là nhiều lượt ải
quan, là lớp lớp ải quan, tức là xa xôi cách trở vô vàn, khó mong đi tới nơi.
Thế thì, “tư
tưởng lại cách xa vạn dặm trùng quan” có nghĩa là giữa
đồng đạo với nhau mà tư tưởng khác biệt nhau, xa cách nhau vô chừng vô tận. Đã
bất đồng tư tưởng như thế thì người đạo đành phải rơi vào cảnh huống đáng buồn
như Đức Mẹ than: “Con
như thế ấy, hành đạo biết chừng nào đi đến nơi thành tựu!”
HK.